Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Cử nhân Đại học chính quy chương trình Kinh doanh nông nghiệp (Tiếng Anh bán phần)

Kinh doanh nông nghiệp

Chương trình Kinh doanh nông nghiệp trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng và năng lực toàn cầu để trở nên xuất sắc trong ngành nông nghiệp thực phẩm đang ngày càng thách thức với biến đổi khí hậu và cạnh tranh quốc tế. Sinh viên được đào tạo kiến thức nền tảng về phân tích kinh tế, pháp luật, chính trị và các vấn đề toàn cầu liên quan đến ngành nông nghiệp; và kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh nông nghiệp, marketing và nghiên cứu thị trường nông nghiệp, quản lý thu mua và xuất khẩu nông sản, và tài chính-dự án đầu tư trong nông nghiệp. Sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng nghiên cứu, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm, thích nghi, quản lý thời gian, công nghệ và ngoại ngữ. Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được rèn luyện tính độc lập tự chủ, liêm chính, tinh thần trách nhiệm với sự phát triển bền vững, và năng lực học tập suốt đời. Đặc biệt, chương trình đào tạo được thiết kế với nhiều học phần chung với Trường Kinh doanh UEH để tạo điều kiện cho sinh viên dễ dàng học song ngành tích hợp với ngành Kinh doanh quốc hoặc Logistics và quản lý chuỗi cung ứng chỉ trong thời gian 4 năm. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các bộ phận kinh doanh, marketing, chuỗi cung ứng, thu mua, dự án, đầu tư hoặc xuất nhập khẩu của các công ty kinh doanh nông nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp logistics, hoặc các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp.

Mã đăng ký xét tuyển: 7620114

Chỉ tiêu (KSA): 50

Chỉ tiêu (KSV): 30

Xem video giới thiệu chương trình TẠI ĐÂY 

Chương trình có đào tạo song ngành tích hợp (4 năm, 02 bằng cử nhân): 

  • Kinh doanh nông nghiệp – Kinh doanh quốc tế (Xem chi tiết chương trình tại đây)
  • Kinh doanh nông nghiệp – Logistics và quản lý chuỗi cung ứng (Xem chi tiết chương trình tại đây)
Loại hình đào tạo

Chương trình tiên tiến

Là những chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên TOP 200 Đại học hàng đầu thế giới; tham vấn bởi các chuyên gia hiệp hội nghề nghiệp quốc tế và được rà soát chất lượng định kỳ 2 – 5 năm/lần.  

Học phí chương trình tiên tiến xem TẠI ĐÂY

Đối tượng người học
Người học đã tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Kiến thức giáo dục đại cương: 50 tín chỉ

  • Triết học Mác – Lênin
  • Kinh tế chính trị Mác – Lênin
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Tiếng Anh tổng quát (TA)
  • Tiếng Anh lĩnh vực Kinh tế (HP1) (TA)
  • Tiếng Anh lĩnh vực Kinh tế (HP2) (TA)
  • Nhập môn tâm lý học 
  • Phát triển bền vững
  • Tư duy thiết kế
  • Toán dành cho kinh tế và quản trị
  • Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
  • Kinh tế vi mô
  • Kinh tế vĩ mô
  • Luật kinh doanh
  • Nguyên lý kế toán
  • Kỹ năng mềm
  • Khởi nghiệp kinh doanh
  • ERP (SCM)

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 60 tín chỉ

Kiến thức Cơ sở ngành: 18 tín chỉ

  • Phương pháp nghiên cứu kinh tế
  • Kinh tế lượng ứng dụng
  • Kinh tế học tài chính (TA)
  • Kinh doanh quốc tế
  • Marketing căn bản
  • Quản trị quốc tế

Kiến thức Ngành: 18 tín chỉ

  • Kinh tế học chuỗi giá trị nông sản thực phẩm
  • Quản trị kinh doanh nông nghiệp (TA)
  • Chuyển đổi số trong kinh doanh nông nghiệp
  • Quản trị chiến lược toàn cầu
  • Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu
  • Quản trị xuất nhập khẩu

Kiến thức chuyên ngành: 24 tín chỉ 

Bắt buộc: 18 tín chỉ

  • Chiến lược kinh doanh nông nghiệp
  • Dự án kinh doanh nông nghiệp (TA)
  • Nghiên cứu thị trường nông nghiệp (TA)
  • Chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững (TA)
  • Marketing kinh doanh nông nghiệp

Tự chọn: 6 tín chỉ

  • Chọn 1 trong 4
    • Quản lý thu mua nông sản
    • Quản trị nguồn nhân lực quốc tế
    • Mô phỏng kinh doanh
    • Kinh tế vi mô ứng dụng
  • Chọn 1 trong 4
    • Mô hình kinh doanh bền vững
    • Mô hình kinh doanh và ứng dụng
    • Giao tiếp kinh doanh
    • Kinh tế vĩ mô ứng dụng
  • Chọn 1 trong 4
    • Chính sách nông nghiệp và thực phẩm
    • Kinh doanh quốc tế tại Châu Á
    • Chuỗi cung ứng trong TMĐT
    • Kinh tế lượng chuỗi thời gian

Thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 120 tín chỉ

1. Kiến thức:

  • Hiểu và giải thích được các khái niệm và các nguyên lý cơ bản của kinh tế, luật, chính trị, quản trị, marketing, tài chính, kinh doanh nông nghiệp, và các vấn đề toàn cầu.
  • Áp dụng các kiến thức chuyên môn để thực hiện các hoạt động cũng như các dự án kinh doanh khác nhau trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm của Việt Nam.
  • Tích hợp các kiến thức, các khái niệm và các quan điểm từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong học tập và cuộc sống.

2. Kỹ năng:

  • Thu thập, phân tích và tổ chức thông tin, và truyền đạt các ý tưởng và kết quả một cách rõ ràng và rành mạch dưới hình thức nói và viết.
  • Làm việc hiệu quả với những người khác trong các nhóm đa dạng để hướng đến một kết quả chung.
  • Sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo trong giao tiếp kinh doanh và tham khảo các tài liệu chuyên môn.
  • Sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại một cách hiệu quả và thích hợp trong học tập và công việc.   
  • Xác định, trích xuất, phân tích và đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; thực hiện được các nghiên cứu ứng dụng.
  • Vận dụng các kỹ năng thực tiễn trong học tập và công việc; đánh giá, điều chỉnh và đưa ra giải pháp linh hoạt trong môi trường thay đổi.

3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm 

  • Thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt và tinh thần trách nhiệm với sự phát triển bền vững.
  • Trở thành người biết làm đúng việc trong mọi hoàn cảnh, và tạo ra những giá trị mới cho tổ chức và xã hội.
  • Phát triển tư duy độc lập và năng lực học tập suốt đời để nâng cao trình độ theo sở thích của bản thân.

Ngoài những chuẩn đầu ra trên, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh nông nghiệp đạt các chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng như sau:

  • Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;
  • Đạt chứng chỉ tin học theo Quyết định số 175/QĐ-ĐHKT-ĐBCLPTCT ngày 02 tháng 02 năm 2023;
  • Đạt chứng chỉ Giáo dục thể chất; 
  • Đạt chứng chỉ Giáo dục quốc phòng.

Cơ quan, tổ chức

(Organization)

Vị trí việc làm

(Position)

Mô tả công việc

(Job description)

Các doanh nghiệp

Nhân viên marketing nông nghiệp (Agrimarketing executive)

 

⇒  Hướng đến vị trí Giám đốc/Trưởng phòng Marketing của công ty nông nghiệp thực phẩm

–        Nghiên cứu sản phẩm của công ty và các đối thủ cạnh tranh khác.

–        Nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng về các dòng sản phẩm cần marketing.

–        Phát triển thị trường cho các sản phẩm mới theo kế hoạch được giao.

–        Tham gia huấn luyện các tính năng sản phẩm cho đại diện bán hàng, nhân viên bán hàng, tham gia các hoạt động marketing khác

–        Hỗ trợ các hoạt động Marketing bằng cách soạn thảo, định dạng, và báo cáo các thông tin và tài liệu.

–        Tổng hợp các báo cáo về đánh giá người tiêu dùng bằng cách sọan thảo, tập hợp, định dạng và tóm tắt thông tin, đồ thị, và trình bày.

–        Cập nhật thông tin đối thủ bằng cách nhập dữ liệu từ doanh số các chủng loại sản phẩm bằng cách sọan thảo, tập hợp, định dạng và tóm tắt thông tin, đồ thị, và trình bày; phân phát các báo cáo

–        Hỗ trợ các phần trình bày bán hàng bằng cách tập hợp các báo giá, đề nghị, các đoạn phim, các slide trình bày, thử nghiệm sản phẩm và sách giới thiệu về tính năng sản phẩm; soạn thảo các phân tích đối thủ và khách hàng.

–        Chuẩn bị các thư từ và catalog bằng cách định dạng nội dung và hình ảnh; sắp xếp việc in ấn và cước phí trọn gói Internet.

–        Duy trì thư viện marketing bằng cách kiểm tra và cung cấp thêm sách báo.

–        Cung cấp thông tin nghiên cứu và theo dõi Marketing bằng cách thu thập, phân tích, và tổng kết dự liệu và xu hướng.

–        Đạt được các mục tiêu marketing và của tổ chức bằng cách đạt được các kết quả liên quan theo yêu cầu, theo các kế hoạch marketing, chương trình quảng cáo khuyến mãi.

–        Thu thập thông tin về khách hàng, nhu cầu khách hàng, khả năng chi trả của khách hàng.

–        Thu thập và xử lý thông tin về các đối thủ cạnh tranh.

Các doanh nghiệp

Chuyên viên phòng xuất nhập khẩu nông sản (Import-export executive of agricultural products)

 

⇒ Hướng đến vị trí Giám đốc/Trưởng phòng xuất nhập khẩu của công ty nông nghiệp thực phẩm

–        Chăm sóc và duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng.

–        Tham gia hội chợ triển lãm và các hoạt động tiếp thị khác.

–        Tổng hợp, báo cáo, nghiên cứu khảo sát thị trường tiềm năng.

–        Lập kế hoạch nhập hàng, tìm kiếm hàng hóa, nhà cung cấp ở trong và ngoài nước, đề xuất với cấp trên lựa chọn nhà cung cấp, đối tác. Soạn thảo và ký kết hợp đồng, tiến hành nhập hàng hóa theo yêu cầu kinh doanh của công ty. Thực hiện các giao dịch, đàm phán, tổ chức ký kết hợp đồng với khách và nhà cung cấp.

–        Tháp tùng khách hàng khi viếng thăm nhà máy.

–        Theo dõi tiến độ hàng về đảm bảo hàng về đúng tiến độ, chất lượng và số lượng. Giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến lô hàng nhập khẩu trong quá trình vận chuyển.

–        Tiếp nhận, đối chiếu hồ sơ hàng hóa với số lượng thực tế tại cửa khẩu. Liên hệ với nhà cung cấp để nhận và kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ.

–        Khai báo hải quan. Lưu trữ chứng từ và kiểm tra chi phí nhập khẩu.

–        Theo dõi đơn hàng, liên hệ với bên vận chuyển và đảm bảo lịch giao nhận hàng theo đúng yêu cầu.

–        Thực hiện thủ tục liên quan xuất khẩu hàng hóa, theo dõi công nợ khách hàng. Quản lý, theo dõi đơn hàng, hợp đồng, phối hợp với các bộ phận liên quan để đảm bảo đúng tiến độ giao hàng và thu tiền.

–        Chuẩn bị và hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.

–        Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu.

–        Cập nhật thông tin văn bản pháp luật liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu. Thực hiện các yêu cầu khác từ cấp trên.

Các doanh nghiệp

Nhân viên kinh doanh phân phối nông sản thực phẩm (Agri-Food distribution executive)

 

⇒ Hướng đến vị trí Giám đốc/Trưởng phòng chuỗi cung ứng của công ty nông nghiệp thực phẩm

–        Tìm hiểu, nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng (thường là các đại lý, cửa hàng bán lẻ, các doanh nghiệp quy mô nhỏ, …), phân vùng các đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm mà công ty cung cấp và làm việc với những khách hàng tiềm năng.

–        Tìm hiểu và nghiên cứu về các vấn đề diễn ra trên thị trường như nhu cầu của khách hàng, giá thành các sản phẩm, hàng hóa, các biến đổi nhanh chóng theo xu hướng, công nghệ, … để nhận định được tiềm năng phát triển cho các sản phẩm của công ty và đề xuất phương án cải tiến.

–        Tìm hiểu về ưu điểm, hạn chế của các sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh đang cung cấp, nhu cầu khách đối với các sản phẩm đó là gì, tại sao khách hàng lại lựa chọn sản phẩm của các đối thủ.

–        Quản lý hệ thống các đơn hàng: các đơn đặt hàng, quá trình sản xuất, vận chuyển, tồn kho từ các đơn hàng, … phải được quản lý một cách chặt chẽ trên hệ thống các phần mềm hiện đại.

–        Dựa vào các yếu tố thị trường, nhu cầu khách hàng, để tham gia điều phối quy trình sản xuất sao cho phù hợp, thúc đầy tiến độ thực hiện, đảm bảo các sản phẩm được tạo ra theo đúng thời hạn và chất lượng khách hàng yêu cầu.

–        Tìm hiểu và theo dõi các báo cáo về tình hình kinh doanh, số lượng khách hàng, doanh thu hàng tháng ở các đại lý như thế nào, nhu cầu khách hàng về các sản phẩm ra sao, … để định hướng được thị trường sản phẩm tiềm năng cho khu vực phụ trách.

–        Lập các báo cáo tổng kết và đánh giá hiệu quả hoạt động của các đại lý, …

–        Thường xuyên tổ chức, tham gia vào các cuộc họp của các đối tác, đại lý theo định kỳ.

–        Thực hiện công việc quản lý, phân bổ các nguồn lực ở các bộ phận theo nhu cầu kinh doanh.

–        Thiết lập và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với khách hàng, các nhà đầu tư, đối tác tiềm năng cho công ty.

–        Phân tích về các vấn đề của quy trình sản xuất, hậu cần cũng như đưa ra các đề xuất xử lý.

–        Đề xuất các phương án, chiến lược marketing cho công ty.

Các doanh nghiệp

Nhân viên thu mua nông sản thực phẩm (Agri-Food procurement executive)

 

⇒ Hướng đến vị trí Giám đốc/Trưởng phòng thu mua của công ty nông nghiệp thực phẩm

–         Nghiên cứu, tìm hiểu các nhà cung cấp tiềm năng.

–         So sánh và đánh giá sản phẩm, giá cả, ưu đãi từ các nhà cung cấp.

–         Đàm phán điều khoản hợp đồng và thỏa thuận giá cả.

–         Duy trì hồ sơ cập nhật của sản phẩm/vật liệu đã mua, thông tin giao hàng và hóa đơn.

–         Chuẩn bị báo cáo về việc mua hàng, bao gồm phân tích chi phí.

–         Duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp.

–         Xây dựng quy trình tích cực để xác định số lượng hàng tồn kho và từ đó ước tính nhu cầu mua hàng dựa trên số lượng hàng quý và hàng năm.

–         Luôn cập nhật các xu hướng của ngành, thiết lập các thỏa thuận mua dài hạn với nhà cung cấp khi nó có lợi cho công ty.

–         So sánh sản phẩm được bàn giao với đơn đặt hàng ban đầu và làm việc lại với nhà sản xuất khi có sai sót liên quan.

Các doanh nghiệp

Nhân viên kinh doanh nông sản thực phẩm (Agri-Food sales executive)

 

⇒ Hướng đến vị trí Giám đốc/Trưởng phòng kinh doanh của công ty nông nghiệp thực phẩm

–         Duy trì những quan hệ kinh doanh hiện có, nhận đơn đặt hàng; thiết lập những những mối quan hệ kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công tác hàng ngày đối với những quan hệ kinh doanh hiện có hay những quan hệ kinh doanh tiềm năng khác.

–         Lập kế hoạch công tác tuần, tháng để trình lên Trưởng kênh bán hàng duyệt. Thực hiện theo kế hoạch được duyệt.

–         Hiểu rõ và thuộc tính năng, bao bì, giá, ưu nhược điểm của sản phẩm, sản phẩm tương tự, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

–         Nắm được quy trình tiếp xúc khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại thông tin, quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ theo các biểu mâu của các quy trình này.

–         Tiếp xúc khách hàng và ghi nhận toàn bộ các thông tin của khách hàng trong báo cáo tiếp xúc khách hàng. Báo cáo nội dung tiếp xúc khách hàng trong ngày cho Trưởng nhóm kinh doanh.

–         Lên dự thảo hợp đồng sau khi khách hàng đã đồng ý cơ bản, chuyển cho Trưởng nhóm bán hàng xin ý kiến về các điều khoản hợp đồng. Lập thủ tục ký kết hợp đồng, lưu bản copy hợp đồng, chuyển bản chính cho Trướng nhóm giữ, một bản chính cho phòng kế toán giữ.

–         Trực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồng, bao gồm các thủ tục giao hàng, xuất hoá đơn, cùng khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm giao.

–         Nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng….

–         Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ, chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong.

–         Giao dịch, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

–         Cập nhật kiến thức công việc qua việc, đọc các sách báo về kinh doanh và tiếp thị; duy trì các mối quan hệ khách hàng.

–         Phát triển việc kinh doanh ở địa bàn được giao phó.

–         Chăm sóc khách hàng và bán hàng theo lịch trình đã định.

Các doanh nghiệp

Chuyên viên phân tích kinh doanh nông nghiệp (Agribusiness analyst)

 

⇒ Hướng đến vị trí Giám đốc/Trưởng phòng nghiên cứu & phát triển của công ty nông nghiệp thực phẩm

–         Tạo các phân tích kinh doanh chi tiết, phác thảo các vấn đề, cơ hội và giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp.

–         Theo dõi thị trường, cập nhật thông tin thị trường, đánh giá các sản phẩm, chương trình khuyến mãi, chính sách kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh và đề xuất các chính sách kinh doanh phù hợp.

–         Phối hợp các đơn vị liên quan lên kế hoạch và triển khai hoạt động nghiên cứu thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

–         Làm việc với các đối tác cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường để có các dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu, báo cáo cho từng dòng sản phẩm.

–         Giám sát, đánh giá, phân tích xu hướng thị trường tại các vùng miền: tiềm năng thị trường, mặt hàng chủ đạo, các sản phẩm chính cần tập trung.

–         Theo dõi thị hiếu khách hàng trên thị trường, đề xuất hướng phát triển theo xu hướng khách hàng với bộ phận phát triển sản phẩm.

–         Xây dựng lộ trình phát triển sản phẩm trên cơ sở phân tích thị trường, nhu cầu khách hàng, tính khả thi về công nghệ và khả năng triển khai thực tế.

–         Thu thập, phân tích số liệu, dự báo và dự thảo ngân sách.

–         Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh các sản phẩm đã và đang nghiên cứu, sản xuất với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để đưa ra giải pháp hoàn thiện tính năng sản phẩm.