Mô tả vắn tắt học phần
1. Tên học phần:
2. Ngôn ngữ giảng dạy:
3. Mã học phần:
4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:
5. Trình độ:
6. Số tín chỉ:
7. Phân bổ thời gian:
- Đối với hoạt động trên lớp:
- Lý thuyết: 15 tiết
- Làm việc nhóm, thảo luận:
- Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
- Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận: 15 tiết
- Tự nghiên cứu, tự học: 30 tiết
- Đồ án, Đề án, Dự án
- Thực tập
8. Tính chất học phần:
9. Ngành áp dụng:
Tất cả các ngành
10. Điều kiện tiên quyết:
11. Mục tiêu học phần:
12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Định hướng nghề nghiệp luôn là một việc rất quan trọng cho sinh viên khi bước chân vào giảng đường đại học và họ chỉ thành công trong sự nghiệp khi nào có một đam mê và có được năng lực nội sinh (self-efficacy) để theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp chuyên môn của mình. Tuy nhiên, việc khơi dậy, tạo nhận thức và hình thành ý định về khởi nghiệp kinh doanh có tầm quan trọng trong việc định hướng cho sinh viên trở thành những người làm chủ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành hay chuyên ngành mà họ được đào tạo thay vì hoạt động nghề nghiệp với vai trò là chuyên viên, nhà quản trị hay nhà hoạch định chính sách kinh tế trong các tổ chức công và đó là lý do môn học được triển khai đào tạo cho sinh viên ở tất cả các ngành.
Khởi nghiệp kinh doanh, theo nghĩa thông thường nhất, chính là việc khởi sự một dự án kinh doanh bằng cách thành lập một doanh nghiệp hoạt động theo các hình thức khác nhau theo Luật Doanh nghiệp và trở thành một nhà khởi nghiệp và họ cần phải có những kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ phù hợp để giảm thiểu nguy cơ thất bại. Nhìn chung những kiến thức cơ bản mà một nhà khởi nghiệp kinh doanh cần có thường bao gồm kiến thức tổng quát về kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh, kiến thức về ngành và khách hàng và kiến thức về mô hình kinh doanh và kiến thức về môi trường kinh doanh; bên cạnh đó kỹ năng nhận dạng cơ hội kinh doanh, tương tác theo mạng lưới và đổi mới sáng tạo luôn là những yếu tố cần thiết hỗ trợ cho nhà khởi nghiệp; và cuối cùng thái độ chấp nhận rủi ro cũng như tự tin sẽ cho phép họ mạo hiểm dấn thân vào những dự án kinh doanh đầy hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ cần thiết cho nhà khởi nghiệp tương lai, học phần đề cập đến các vấn đề cơ bản như: (1) Hệ sinh thái khởi nghiệp (giúp cho sinh viên biết được sự hỗ trợ của những tác nhân bên trong và bên ngoài hỗ trợ cho dự án khởi nghiệp); (2) Mối quan hệ giữa sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp kinh doanh từ kết quả của sáng tạo và đổi mới (khởi nghiệp đổi mới sáng tạo); (3) Nhận dạng cơ hội kinh doanh; (4) Mô hình kinh doanh; (5) Các vấn đề pháp lý cần thực hiện như bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ từ những kết quả của sáng tạo, thực hiện các nghĩa vụ về thuế và các loại bảo hiểm bắt buộc cho người lao động và lựa chọn hình thức doanh nghiệp; (6) Lập kế hoạch kinh doanh & Tài trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp