Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Anh

3. Mã học phần:

ECO501230

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

KTLQLNN - Khoa Kinh tế

5. Trình độ:

Đại Học

6. Số tín chỉ:

3

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết: 45 hours
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận
  • Tự nghiên cứu, tự học: 105 hours
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Dữ liệu đang cập nhật...

9. Ngành áp dụng:

Dữ liệu đang cập nhật...

10. Điều kiện tiên quyết:

Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này

11. Mục tiêu học phần:

Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về các nguyên lý và thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng thực phẩm. Sinh viên sẽ hiểu rõ các khái niệm cốt lõi về bền vững trong chuỗi cung ứng, từ sản xuất, chế biến, đến bán lẻ và logistics. Học phần giúp sinh viên nhận diện các yếu tố tác động đến chuỗi cung ứng thực phẩm, bao gồm môi trường, xã hội, và kinh tế, cũng như các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn thực phẩm. Sinh viên còn được trang bị kiến thức về ngành nông sản thực phẩm của Việt Nam thông qua phân tích các ví dụ thực tế liên quan đến các mặt hàng chủ lực như cà gạo, trái cây, rau của quả, thị và thủy sản. Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên sẽ phát triển các kỹ năng cần thiết để quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng thực phẩm. Họ có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá các thách thức và cơ hội trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng, đồng thời đề xuất các giải pháp bền vững. Sinh viên được rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các hoạt động trong từng giai đoạn của chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến logistics và phân phối. Học phần tạo cơ hội để sinh viên phát triển tư duy độc lập và năng lực tự chủ trong việc quản trị các chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững. Sinh viên được khuyến khích nhận trách nhiệm trong việc đề xuất các sáng kiến cải thiện chuỗi cung ứng, với sự cân nhắc kỹ lưỡng đến các yếu tố đạo đức, môi trường và kinh tế. Qua đó, họ sẽ trở thành những nhà quản lý có khả năng đưa ra quyết định dựa trên các giá trị bền vững, đồng thời chịu trách nhiệm trước cộng đồng và các tổ chức liên quan trong việc xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm hiệu quả và công bằng.

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về quản trị chuỗi cung ứng trong lĩnh vực thực phẩm, với trọng tâm là sự bền vững và tối ưu hóa. Nội dung học phần bao quát từ các khái niệm cơ bản và nguyên lý quản trị chuỗi cung ứng đến các chủ đề cụ thể như lòng tin, quyền lực và công bằng giữa các bên liên quan. Sinh viên sẽ tìm hiểu về các khâu chính của chuỗi cung ứng thực phẩm, bao gồm sản xuất, chế biến, bán lẻ, logistics, và ứng dụng công nghệ số trong toàn bộ chuỗi.

Ngoài ra, học phần còn đề cập đến các vấn đề quan trọng như sản xuất thực phẩm địa phương, các rào cản trong ngành nông nghiệp thực phẩm, cũng như vai trò của các hệ thống thực phẩm địa phương trong bối cảnh toàn cầu hóa. Phần chế biến thực phẩm giúp sinh viên nắm bắt các quy trình, tiêu chuẩn thị trường và tầm quan trọng của việc bảo đảm chất lượng. Môi trường bán lẻ thực phẩm, kênh phân phối truyền thống và trực tuyến, cùng các thách thức trong logistics như kiểm soát nhiệt độ và đóng gói cũng được trình bày chi tiết.

Học phần nhấn mạnh vào việc xây dựng giá trị và hợp tác trong chuỗi cung ứng, quản lý rủi ro và xu hướng quốc tế trong ngành. Sinh viên sẽ được khuyến khích phân tích các ví dụ thực tế liên quan đến chuỗi cung ứng các mặt hàng như cà phê, gạo, đậu nành, sữa, thịt, thủy sản và trái cây. Qua đó, sinh viên phát triển tư duy chiến lược, kỹ năng đánh giá và đề xuất giải pháp bền vững nhằm đối mặt với các thách thức môi trường, xã hội và kinh tế trong chuỗi cung ứng thực phẩm.