Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

POL510024

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

Khoa Lý luận chính trị

5. Trình độ:

Đại Học

6. Số tín chỉ:

2

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết: 20 giờ
  • Làm việc nhóm, thảo luận:: 10 giờ
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận: 0 tiết
  • Tự nghiên cứu, tự học: 70 giờ
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Đại cương

9. Ngành áp dụng:

Tất cả các ngành

10. Điều kiện tiên quyết:

Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này

11. Mục tiêu học phần:

Học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin cung cấp hệ thống tri thức về những quy luật chi phối sự phát triển của sản xuất và trao đổi gắn với phương thức sản xuất, về lịch sử phát triển các quan hệ của sản xuất và trao đổi của nhân loại nói chung, về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nói riêng. Trên cơ sở đó, người học sẽ hình thành được năng lực, kỹ năng vận dụng các quy luật kinh tế vào thực tiễn hoạt động lao động cũng như quản trị quốc gia, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng tiến bộ. Hơn nữa, học phần này l cơ sở khoa học lý luận để người học nhận diện và định vị vai trò, trách nhiệm của mình, từ đó xây dựng tư duy và tầm nhìn, kỹ năng thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội trên mọi lĩnh vực, ngành, nghề của đời sống xã hội phù hợp với quy luật khách quan, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của xã hội.

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học Kinh tế chính trị Mác - Lênin dùng cho khối không chuyên lý luận chính trị, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về sản xuất hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường, gắn liến với nó là vấn đề tích luỹ và tái sản xuất tư bản, cùng với những hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư. Môn học cũng nghiên cứu cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường. Nghiên cứu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.