Cử nhân Đại học chính quy chương trình Quản trị bền vững Doanh nghiệp và Môi trường (Chương trình Tiếng Việt)

Quản trị bền vững Doanh nghiệp và Môi trường

Chương trình Cử nhân Quản trị bền vững Doanh nghiệp và Môi trường (QTBVDN&MT) là một chương trình đào tạo liên ngành, nhằm mục tiêu đào tạo thế hệ lãnh đạo mới. Những người có khả năng kết hợp giữa việc tối ưu hoá lợi ích kinh tế và thực hiện trách nhiệm đối xã hội và môi trường. Chương trình không chỉ cung cấp một cái nhìn toàn diện về các thách thức mà doanh nghiệp và khu vực công cần đối mặt trong bối cảnh hiện đại, mà còn trang bị cho sinh viên các kỹ năng quan trọng. Điều này bao gồm việc tuân thủ pháp luật, quản lý rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, quản trị danh mục đầu tư có trách nhiệm, và tương tác hiệu quả với các bên liên quan.

Ngoài việc tập trung vào lý thuyết, chương trình cũng nhấn mạnh sự áp dụng thực tiễn thông qua các dự án nhóm, nghiên cứu tình huống, và cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp đối tác. Nhờ vậy, sinh viên không chỉ có cơ hội áp dụng kiến thức vào thực tiễn, mà còn phát triển các kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm—các yếu tố quan trọng để trở thành những nhà lãnh đạo bền vững hiệu quả.

Cuối cùng, chương trình mở ra các cơ hội việc làm đa dạng, từ các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đến các cơ quan quản lý công và tổ chức phi chính phủ. Các ngành công nghiệp mà học viên có cơ hội tham gia rộng rãi, từ sản xuất và năng lượng đến tài chính, bảo hiểm và y tế. Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình này sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để hội nhập thành công vào thị trường lao động, cả trong nước và quốc tế.

Loại hình đào tạo

Chương trình tiên tiến quốc tế

Là các chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng bởi các tổ chức quốc tế (AUN-QA (Mạng lưới Đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN), FIBAA (Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng quốc tế của châu Âu)…).

Học phí chương trình tiên tiến quốc tế xem TẠI ĐÂY

Đối tượng người học

Người học đã tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Học kỳ
(dự kiến)
Loại học phầnMôn học
Học kỳ 1
(18 tín chỉ)
Bắt buộc
  • Kinh tế vi mô (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kỹ năng mềm (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Quản trị học (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Toán dành cho kinh tế và quản trị (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Triết học Mác – Lênin (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tiếng Anh tổng quát (4 tín chỉ)
  • Học kỳ 2
    (19 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Kinh tế chính trị Mác – Lênin (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Luật kinh doanh (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Nguyên lý kế toán (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Thống kê ứng dụng (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Phát triển bền vững (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tiếng Anh lĩnh vực Kinh tế (HP1) (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 3
    (19 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kế toán quản trị (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Nguyên lý tài chính – ngân hàng (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Nhập môn tâm lý học (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tiếng Anh lĩnh vực Kinh tế (HP2) (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kinh tế tuần hoàn ứng dụng (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kinh doanh và Bền vững (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 4
    (22 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Quản trị điều hành (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tài chính doanh nghiệp (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tư duy thiết kế (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Phương pháp nghiên cứu và Phân tích kinh doanh (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Luật và chính sách về phát triển bền vững (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Nguyên lý tài chính bền vững (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 5
    (21 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Đánh giá vòng đời cho phát triển bền vững (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Đo lường và Báo cáo bền vững (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tư duy hệ thống và thay đổi năng lực lãnh đạo để phát triển bền vững (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Sản xuất sạch hơn (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Quản trị thực thi chiến lược (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Thẩm định dự án đầu tư bền vững (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Báo cáo tích hợp (tài chính – môi trường – xã hội) (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Tài chính công bền vững (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Phân tích và quản trị danh mục đầu tư (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Quản trị công bền vững (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Quản trị chuỗi cung ứng bền vững (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Đánh giá tác động môi trường và xã hội (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 6
    (15 tín chỉ)
    Tự chọn
  • Kế toán tài chính căn bản (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Khoa học dữ liệu (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Khởi nghiệp kinh doanh (1 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Phân tích tài chính (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Quản trị chất lượng (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Quản trị sự thay đổi (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Đầu tư có trách nhiệm (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Quản trị rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • An toàn lao động và vệ sinh môi trường (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Tài chính khí hậu và năng lượng (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Ngân hàng bền vững (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Phân tích lợi ích – chi phí dự án bền vững (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Quản trị sự đa dạng sinh học (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Quản trị công nghệ (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Kinh tế vùng và đô thị: từ thông minh đến bền vững (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 7
    (0 tín chỉ)
    Tự chọn
  • Thực tập và tốt nghiệp – CSE (10 tín chỉ)
  • Chuẩn đầu ra Kiến thức (Knowledge)

    • Giải thích và suy luận được những nguyên lý kinh tế – quản trị – kế toán cơ bản, lý luận chính trị – xã hội và pháp luật để hình thành nền tảng kiến thức cho học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn về phát triển bền vững ở Việt Nam.
    • Đạt được sự hiểu biết toàn diện về các khái niệm bền vững và sự liên quan của chúng đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh; hiểu được cách tích hợp tính bền vững vào quá trình ra quyết định kinh doanh và đầu tư.
    • Hiểu và sử dụng các qui định pháp luật về môi trường, vận dụng được các phương pháp phân tích cơ bản để đánh giá tác động của dự án đầu tư hoặc hoạt động của tổ chức kinh tế đến môi trường và xã hội.
    • Bước đầu biết áp dụng các kỹ thuật đo lường, phân tích và báo cáo về kết quả hoạt động bền vững về tài chính, môi trường và xã hội.
    • Phát triển khả năng đổi mới sáng tạo và tư duy kinh doanh với trọng tâm là tính bền vững.
    • Áp dụng kiến thức lý thuyết về quản trị bền vững, tài chính bền vững thông qua các dự án, nghiên cứu điển hình và thực tập để giải quyết các thách thức về tính bền vững trong thực tiễn hoạt động tại doanh nghiệp và tổ chức khu vực công.

    Chuẩn đầu ra Kỹ năng (Skills)

    • Kỹ năng phân tích dữ liệu – thông tin kinh tế để có thể hỗ trợ việc ra quyết định và đánh giá kết quả công việc.
    • Kỹ năng phân tích và đánh giá tình huống để có thể đưa ra giải pháp giải quyết các tình huống phát sinh trong công việc trong phạm vi chuyên môn.
    • Kỹ năng triển khai và quản trị thực hiện quản trị bền vững tại doanh nghiệp, dự án đầu tư hoặc các đơn vị khu vực công.
    • Kỹ năng tổ chức, lên kế hoạch và làm việc nhóm hiệu quả.
    • Có năng lực nghe-đọc-hiểu-viết ngoại ngữ tốt (tiếng Anh).

    Chuẩn đầu ra Mức độ tự chủ và trách nhiệm (Autonomy and Responsibility)

    • Năng lực tự học, đổi mới và đưa ra sáng kiến trong công việc.
    • Tự định hướng bản thân và thích ứng với sự thay đổi môi trường, và có khả năng hướng dẫn người khác.
    • Năng lực ra quyết định, kết luận các vấn đề chuyên môn.
    • Năng lực quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.
    • Có ý thức rèn luyện để phát triển năng lực học tập suốt đời.

    Ngoài những chuẩn đầu ra trên, sinh viên tốt nghiệp đạt các chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng như sau:

    • Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam
    • Đạt chứng chỉ công nghệ thông tin theo Quyết định số 2322/QĐ-ĐHKT-ĐBCLPTCT ngày 08 tháng 7 năm 2024
    • Đạt chứng chỉ Giáo dục thể chất
    • Đạt chứng chỉ Giáo dục quốc phòng

    STT

    Vị trí việc làm (Job Position)

    Mô tả công việc (Job Description)

    1

    Chuyên viên về quản trị bền vững

    Là chuyên viên quản trị bền vững bạn sẽ

    –          chịu trách nhiệm xác định, giám sát và giảm thiểu các rủi ro môi trường phát sinh từ các hoạt động sản xuất thông thường. Vai trò là đảm bảo các hệ thống và quy trình đáp ứng các yêu cầu luật định và thực tiễn tốt nhất, thông qua việc triển khai thành phần môi trường của Hệ thống Quản lý Tích hợp (IMS) đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn ISO14001;

    –          hỗ trợ đưa ra cam kết của công ty về tính bền vững và tiêu thụ năng lượng và nước thấp hơn;

    –          xây dựng các mối quan hệ và mạng lưới hợp tác với các bên liên quan bên trong và bên ngoài. Hiểu các động lực chiến lược để đưa các kết quả bền vững vào các chương trình và sáng kiến ​​quan trọng trong suốt cả năm.

    –          phát triển và điều phối chương trình hàng năm về các hoạt động và sự kiện gắn kết bền vững để nâng cao nhận thức về các vấn đề bền vững chính và xây dựng khả năng việc làm. Bạn sẽ quản lý tất cả các kênh truyền thông về tính bền vững và phát triển các công cụ, chiến dịch và chương trình nâng cao nhận thức để khuyến khích hiệu quả nguồn lực và thúc đẩy việc áp dụng các sáng kiến ​​bền vững.

    2

    Chuyên gia tư vấn, đánh giá & giám sát môi trường

    Là chuyên viên tư vấn đánh giá và giám sát môi trường bạn sẽ:

    –          lập các báo cáo về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường xã hội theo các tiêu chuẩn vay vốn quốc tế. Tham gia lập các báo cáo Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường do các hoạt động sản xuất và vận tải hàng hoá;

    –          khảo sát, tư vấn và lên phương án đề xuất các biện pháp để đảm bảo môi trường tối ưu trong chăn nuôi: độ thông gió, độ ẩm, nhiệt độ, nồng độ các khí thải; hệ thông cung cấp thức ăn, nước uống,…;

    –          khảo sát, tư vấn và lên phương án đề xuất các biện pháp đảm bảo môi trường bên ngoài (xử lý nước thải; khí thải …);

    –          phối hợp với các thành viên các phòng ban khác để hoàn thành mọi vấn đề liên quan đến dự án tư vấn cải thiện / đánh giá tác động môi trường.

    3

    Chuyên viên quản trị doanh nghiệp

    Là chuyên viên quản trị doanh nghiệp bạn sẽ:

    –          tham gia công tác điều hành và kiểm soát các hoạt động bền vững của nhà máy / doanh nghiệp;

    –          tổng hợp, báo cáo và dự báo tình hình hoạt động, sản xuất của Công ty, của các phòng ban thông qua báo cáo của từng bộ phận. Sắp xếp, phân công, điều động nhân sự phù hợp theo yêu cầu sản xuất, hoạt động bền vững;

    –          tổ chức sản xuất theo đúng quy trình và các tiêu chuẩn sản xuất, quản lý tiến độ, kỹ thuật, chất lượng và năng suất;

    –          soạn lập báo cáo bền vững và phân tích tác động đến môi trường, xã hội của hoạt động doanh nghiệp;

    –          soạn lập báo cáo bền vững và phân tích tác động đến môi trường, xã hội của việc tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sản xuất;

    –          tham mưu cho Quản lý/Ban Giám Đốc trong việc xây dựng định hướng, triển khai và thực hiện chiến lược phát triển bền vững Công ty, hoàn thiện các quy trình hoạt động đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14000 và sử dụng có trách nhiệm, bền vững năng lượng và nước;

    –          soạn lập kế hoạch, phát triển & đào tạo về thực hành quản trị bền vững, phát triển bền vững nguồn nhân lực;

    –          định kì báo cáo các hoạt động bền vững cho Quản lý/Ban Giám Đốc.

    4

    Chuyên viên phân tích đầu tư / thẩm định dự án

    Là chuyên viên phân tích / thẩm định dự án đầu tư bạn sẽ:

    –          hỗ trợ các chu kỳ lập kế hoạch tài chính, kinh doanh bao gồm kế hoạch tăng trưởng 3 năm, kế hoạch hoạt động và cập nhật theo quý đối với năm tài chính hiện tại. Lập file dòng tiền, phương án vay vốn và khả năng trả nợ phù hợp với hoạt động của mỗi dự án/công ty thành viên/ Phương án M&A,…

    –          thực hiện phân tích tài chính và phi tài chính (phân tích ESG) theo tháng/quý và các dự án (tác động) mới. Cung cấp các phân tích tài chính để nêu bật các hướng kinh doanh chủ chốt. Chỉ ra các rủi ro và cơ hội theo quý, phát triển các quy trình với Trưởng các bộ phận chức năng nhầm giảm thiểu rủi ro trong khi vẫn tận dụng các cơ hội;

    –          kiểm tra và đảm bảo tính chính xác của các kết quả tài chính bằng cách phát hiện và ngăn chặn các lỗi do bỏ sót thông tin, che dấu thông tin, trình bày sai;

    –          thực hiện đánh giá tài chính cho các dự án M&A mới, các khoản đầu tư tác động mới;

    –          tiến hành thẩm định chuyên sâu về các khoản đầu tư tác động tiềm năng.

    5

    Chuyên viên quản trị rủi ro doanh nghiệp

    Là chuyên viên quản trị rủi ro sẽ:

    –          tham mưu xây dựng, triển khai và hoàn thiện các chính sách, quy chế, quy định, quy trình về quản lý rủi ro hoạt động, rủi ro ESG và rủi ro tài chính cho thiên tai, tác động của thời tiết cực đoan;

    –          nghiên cứu và đề xuất ý kiến cải tiến, cập nhật các chính sách, quy chế, quy định và quy trình cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và chính sách hoạt động và ESG của doanh nghiệp trong từng thời kỳ;

    –          tham gia xây dựng dự thảo và ban hành các văn bản hướng dẫn, cảnh báo về rủi ro hoạt động và ESG kịp thời cho các Đơn vị thành viên trong cùng hệ thống;

    –          rà soát và đưa ra ý kiến về khía cạnh rủi ro hoạt động và ESG đối với các sản phẩm, quy định, quy trình, hướng dẫn nội bộ trong quá trình lấy ý kiến trước khi ban hành;

    –          tham gia thiết lập hệ thống báo cáo và các phương pháp, tiêu chuẩn, công cụ cơ bản cho quản trị rủi ro hoạt động và ESG;

    –          tham gia chuẩn bị và trình bày các báo cáo kết quả của hoạt động kiểm soát rủi ro ESG.

    6

    Chuyên viên quản trị (rủi ro) danh mục đầu tư

    Là chuyên viên quản trị danh mục đầu tư bạn sẽ:

    –          quản lý danh mục đầu tư tác động (impact investment), bao gồm lựa chọn cổ phiếu, phân bổ tài sản, phân tích và giám sát rủi ro danh mục đầu tư, phân tích vị thế và hiệu suất danh mục; tối đa hóa lợi nhuận đầu tư với nhận thức sâu sắc về đặc điểm và khả năng chịu rủi ro của khách hàng ủy thác đầu tư;

    –          quản lý cơ cấu giao dịch bao gồm thực hiện các chiến lược đầu tư tác động, thiết lập chiến lược thoát ra và theo dõi sau đầu tư;

    –          quản trị rủi ro tài chính danh mục tài sản nhạy cảm với tác động của biến đổi khí hậu;

    –          theo sát sự phát triển và diễn biến hàng ngày của thị trường chứng khoán, sử dụng nghiên cứu cơ bản và/hoặc kỹ thuật đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn và kịp thời mang lại hiệu quả tốt nhất;

    –          phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong phòng là nhóm phân tích và nhóm sale marketing để đảm bảo tính đồng nhất hiệu quả của sản phẩm đầu tư;

    –          phối hợp với các bộ phận khác trong công ty (khi cần thiết);

    –          làm việc chặt chẽ và đóng vai trò liên lạc chính cho các nhà đầu tư để cập nhật về việc thực hiện đầu tư tới khách hàng.