Mô tả vắn tắt học phần
1. Tên học phần:
Kinh tế tuần hoàn ứng dụng
2. Ngôn ngữ giảng dạy:
Tiếng Việt
3. Mã học phần:
SFI517007
4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:
KTLQLNN - Viện Tài chính bền vững
5. Trình độ:
Đại Học
6. Số tín chỉ:
3
7. Phân bổ thời gian:
- Đối với hoạt động trên lớp:
- Lý thuyết: 30 giờ
- Làm việc nhóm, thảo luận:: Thuyết trình theo nhóm, thảo luận các vấn đề thực tiễn: 15 giờ
- Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
- Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận: * Hoạt động tự nghiên cứu, tự học (Self-study): 90 giờ, trong đó: - Làm việc nhóm, thảo luận (Group works, discussion): 30 giờ - Thực hiện bài tập cá nhân: 30 giờ - Thực hiện bài tập nhóm: 30 giờ
- Tự nghiên cứu, tự học: 105 giờ, trong đó: - Làm việc nhóm, thảo luận (Group works, discussion): 30 giờ - Thực hiện bài tập cá nhân: 45 giờ - Thực hiện bài tập nhóm: 30 giờ
- Đồ án, Đề án, Dự án: Đồ án, Đề án, Dự án (Project): Tiểu luận theo sự hướng dẫn của giảng viên
- Thực tập
8. Tính chất học phần:
Bắt buộc
9. Ngành áp dụng:
Cử nhân Quản trị Bền vững DN & MT
10. Điều kiện tiên quyết:
Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này
11. Mục tiêu học phần:
Mục tiêu của môn học là trang bị sinh cho viên kiến thức cơ bản về kinh tế tuần hoàn. Sinh viên sẽ hiểu cách giảm thiểu sử dụng tài nguyên, thúc đẩy tái sử dụng, sữa chữa, tái chế… để giảm lượng rác thải và tác động đến môi trường. Kết thúc môn học sinh viên có thể nhận diện được các mô hình kinh tế tuần hoàn, các phương pháp đổi mới trong trong thiết kế sản phẩm và hệ thống sản xuất với mục tiêu trọng tâm là thúc đẩy sự chuyển từ mô hình tuyến tính truyền thống "lấy, sản xuất và tiêu dùng, thải bỏ" sang mô hình “vòng lặp đóng” bền vững hơn, hướng tới tạo ra một tương lai kinh tế thịnh vượng và thân thiện với môi trường.
12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Môn học được bắt đầu với việc nhận diện những hậu quả nếu tiếp tục kéo dài mô hình sản xuất tuyến tính, từ đó thấy được việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn là một yêu cầu cần thiết trong bối cảnh ngày nay. Tiếp theo, các kiến thức về kinh tế tuần hoàn và các mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ được giới thiệu. Các phương pháp đổi mới trong thiết kế sản phẩm và hệ thống sản xuất - cung ứng hướng tới tính bền vững trong sản xuất và tiêu dùng đặc biệt được nhấn mạnh. Cuối cùng, các thách thức để chuyển từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn được thảo luận làm cơ sở cho việc ứng dụng các kiến thức được học vào thực tiễn nền kinh tế và hoạt động kinh doanh.