Mô tả vắn tắt học phần
1. Tên học phần:
Kinh doanh và Bền vững
2. Ngôn ngữ giảng dạy:
Tiếng Việt
3. Mã học phần:
SFI517009
4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:
KTLQLNN - Viện Tài chính bền vững
5. Trình độ:
Đại Học
6. Số tín chỉ:
3
7. Phân bổ thời gian:
- Đối với hoạt động trên lớp:
- Lý thuyết: -> Hoạt động giảng dạy trên lớp: 30 giờ
- Làm việc nhóm, thảo luận:: -> Làm việc nhóm, thảo luận (Group works, discussion): 15 giờ
- Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
- Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận
- Tự nghiên cứu, tự học: Hoạt động tự nghiên cứu, tự học (Self-study): 105 giờ
- Đồ án, Đề án, Dự án
- Thực tập
8. Tính chất học phần:
Bắt buộc
9. Ngành áp dụng:
Dữ liệu đang cập nhật...
10. Điều kiện tiên quyết:
Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này
11. Mục tiêu học phần:
Kết thúc môn học sinh viên hiểu được vai trò của kinh doanh đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, hiểu được những cơ hội và thách thức khi doanh nghiệp chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh bền vững, nhận diện được các chiến lược và cách thức để doanh nghiệp tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức một cách thành công. Kết thúc môn học sinh viên cũng phải trả lời được câu hỏi liệu những thay đổi trong cách ứng xử kinh doanh này đã đủ chưa và chúng ta sẽ phải làm gì để đáp ứng được thách thức của tính bền vững?
12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần giúp sinh viên phát triển khối năng lực về: mối quan hệ giữa bền vững và kinh doanh, tư duy phản biện.
- Kinh doanh và bền vững môi trường: Hiểu rõ thách thức của kinh doanh đối với bền vững môi trường, các động lực thúc đẩy thay đổi trong hành vi về môi trường của doanh nghiệp, chiến lược cân bằng giữa các giá trị kinh tế truyền thống với mối quan tâm về môi trường, và các quan điểm khác nhau về chính trị-kinh tế đối với bền vững môi trường.
- Kinh doanh và công bằng xã hội: Cách các quyết định và thực tiễn kinh doanh có thể tác động đáng kể đến các tích cực hoặc tiêu cực lên các nhóm xã hội. Vai trò của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy công bằng xã hội, bao gồm thực hành kinh doanh đạo đức, bảo vệ môi trường và tương tác với cộng đồng. Cách thức doanh nghiệp có thể góp phần vào hoặc giảm bớt bất bình đẳng xã hội, như chênh lệch thu nhập, tiếp cận dịch vụ, cơ hội việc làm, phát triển các mô hình kinh doanh bền vững cân bằng lợi nhuận với lợi ích xã hội.
- Tư duy phản Biện: Các vấn đề về môi trường và công bằng xã hội đều rất phức tạp về mặt khoa học, mang tính chính trị toàn cầu, với nhiều quan điểm trái chiều nhau. Vì thế sinh viên cần rèn luyện tư duy phản biện đối với các thách thức và giải pháp bền vững. Cân bằng giữa việc ủng hộ và nghiên cứu, xác định nguồngốc của những quan điểm khác biệt,và tìm ra điểm chungtrong các vấn đề phức tạp và gây tranh cãi.