Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Cử nhân Đại học chính quy chương trình Kinh doanh quốc tế (Chương trình Tiếng Việt)

Kinh doanh quốc tế

Chương trình Kinh doanh quốc tế đào tạo cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để cạnh tranh hiệu quả trong môi trường kinh doanh toàn cầu luôn thay đổi. Sinh viên được trang bị những kiến thức về xây dựng chiến lược, ra quyết định, giải quyết vấn đề, và quản lý công nghệ thông tin để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của các nhà lãnh đạo kinh doanh quốc tế. Bên cạnh đó sinh viên được rèn luyện tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm với tổ chức và xã hội. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên có được các kỹ năng chuyên biệt đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu. Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại các tổ chức có hoạt động kinh doanh quốc tế, đặc biệt các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngân hàng, doanh nghiệp logistics cũng như làm việc ở các tổ chức của Liên hiệp quốc và của Chính phủ.

Mã đăng ký xét tuyển: 7340120

Chỉ tiêu (KSA): 570

Chỉ tiêu (KSV): 50

Xem video giới thiệu chương trình TẠI ĐÂY 

Chương trình có đào tạo song ngành tích hợp (4 năm, 02 bằng cử nhân): Kinh doanh nông nghiệp – Kinh doanh quốc tế (Xem chi tiết chương trình tại đây)

Loại hình đào tạo

Chương trình tiên tiến quốc tế

Là các chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế Châu Á (AUN-QA) hoặc Châu Âu (FIBAA)

Học phí chương trình tiên tiến xem TẠI ĐÂY

Đối tượng người học

Người học đã tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Học kỳ
(dự kiến)
Loại học phầnMôn học
Học kỳ 1
(19 tín chỉ)
Bắt buộc
  • Kinh tế vi mô (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Marketing căn bản (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Triết học Mác – Lênin (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tiếng Anh tổng quát (4 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Nghiên cứu ứng dụng trong kinh doanh (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 2
    (19 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Kinh tế chính trị Mác – Lênin (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Toán dành cho kinh tế và quản trị (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Nhập môn tâm lý học (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tiếng Anh lĩnh vực Kinh doanh (HP1) (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Quản trị quốc tế (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kinh doanh quốc tế (EN) (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 3
    (19 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Luật kinh doanh (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Nguyên lý kế toán (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Phân tích kinh doanh (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Quản trị chiến lược toàn cầu (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Phát triển bền vững (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tiếng Anh lĩnh vực Kinh doanh (HP2) (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 4
    (19 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Khởi nghiệp kinh doanh (1 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kỹ năng mềm (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Quản trị tài chính (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Thương mại quốc tế (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tư duy thiết kế (2 tín chỉ)
  • Học kỳ 5
    (19 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Dự án kinh doanh quốc tế (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Enterprise Resource Planning (Supply chain Management) (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kinh doanh Quốc Tế tại Châu Á (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Quản trị nguồn nhân lực quốc tế (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Quản trị tài chính công ty đa quốc gia (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Quản trị xuất nhập khẩu (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 6
    (15 tín chỉ)
    Tự chọn
  • Hành vi tổ chức trong kinh doanh (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Hệ thống thông tin quản lý (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Logistics quốc tế (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Marketing quốc tế (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Marketing trong kỷ nguyên số (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Marketing xã hội (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Mô phỏng kinh doanh (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Quản trị đa văn hóa (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Thiết kế giải pháp chuỗi cung ứng/logistics (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Thương mại trong kỷ nguyên số (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Nghiệp vụ Ngoại thương (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Quản trị bán hàng và kinh doanh số (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Chiến lược tài chính và đầu tư quốc tế (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 7
    (10 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Thực tập tốt nghiệp (10 tín chỉ)
  • 1. Kiến thức:
    • Hiểu và giải thích được kiến thức đại cương về triết học, an ninh quốc phòng, chính trị và pháp luật, kinh tế và khoa học xã hội.
    • Áp dụng kiến thức cơ bản về quản lý và điều hành các hoạt động của ngành kinh doanh quốc tế bao gồm kiến thức về kinh doanh quốc tế, marketing, quản trị học, tài chính, logistics, thương mại để điều hành các hoạt động chuyên môn.
    • Phân tích và áp dụng sáng tạo và kiến thức thực tế sâu rộng của ngành kinh doanh quốc tế bao gồm quản trị chiến lược đa quốc gia, chuỗi cung ứng toàn cầu, dự án kinh doanh quốc tế, quản trị đa văn hóa. Nắm chắc kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức, giám sát hoạt động kinh doanh quốc tế.
    • Áp dụng kiến thức công nghệ thông tin (ERP, dữ liệu, mạng truyền thông, internet, phần mềm, hệ thống thông tin) phục vụ cho quản trị, phân tích kinh doanh và điều hành hoạt động kinh doanh quốc tế.
    2. Kỹ năng:
    • Khả năng phân tích đánh giá môi trường kinh doanh quốc tế, sáng tạo trong giải quyết vấn đề phức tạp liên quan đến lĩnh vực kinh doanh quốc tế bao gồm phát hiện vấn đề, phân tích vấn đề, đưa ra các hướng giải quyết.
    • Áp dụng kỹ năng khởi nghiệp, tạo ra việc làm cho bản thân và cộng đồng.
    • Hiểu được các kỹ năng phản biện phê phán và vận dụng tư duy sáng tạo góp phần đổi mới và cải tiến liên tục trong công việc. Vận dụng được tư duy hệ thống và logic bao gồm tập trung vào việc giải quyết các vấn đề chính và tuân thủ các chuẩn mực trong môi trường kinh doanh quốc tế.
    • Thành thạo các kỹ năng đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện và đề ra các giải pháp để cải tiến chất lượng công việc.
    • Thành thạo các kỹ năng làm việc nhóm bao gồm tổ chức và lãnh đạo nhóm, và hợp tác tốt với mọi người để xây dựng một nhóm làm việc hiệu quả.
    • Thành thạo các kỹ năng giao tiếp và thuyết trình hiệu quả, biết lắng nghe, truyền đạt rõ ràng, giao tiếp tự tin, thuyết trình thuyết phục trước công chúng và khách hàng.
    • Sử dụng được Tiếng Anh trong công việc, đạt được trình độ TOEIC 600 khi ra trường cũng như kỹ năng tìm kiếm, đọc và tổng hợp tài liệu tiếng Anh từ các nguồn quốc tế uy tín.
    3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:
    • Vận dụng được khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm và chịu trách nhiệm cá nhân.
    • Thể hiện được năng lực quản lý và lãnh đạo. Hướng dẫn giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ. Vận dụng tinh thần đạo đức, công bằng và trách nhiệm với cộng đồng bao gồm giữ chữ tín và cam kết; nghiêm túc tuân thủ nội quy, quy định của Nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp; tham gia giải quyết các vấn đề đạo đức xã hội và có đạo đức nghề nghiệp.
    • Hiểu được Tinh thần học tập suốt đời: tự nghiên cứu khoa học, nâng cao và đổi mới kiến thức, biết cách cập nhật và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn vận hành; nâng cao khả năng nhận biết điểm mạnh yếu trong nguồn lực bản thân và bên ngoài giúp tự cải thiện nâng cao năng lực, cũng như tổ chức và sắp xếp công việc, chủ động lập kế hoạch nghề nghiệp cá nhân.
    • Coi trọng giá trị về việc lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, quản trị sự thay đổi trong môi trường kinh doanh quốc tế.

    Ngoài những chuẩn đầu ra trên, sinh viên tốt nghiệp đạt các chuẩn đầu ra như sau:

    • Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam
    • Đạt chứng chỉ tin học theo Quyết định số 175/QĐ-ĐHKT-ĐBCLPTCT ngày 02 tháng 02 năm 2023
    • Đạt chứng chỉ Giáo dục thể chất 
    • Đạt chứng chỉ Giáo dục quốc phòng

    Cơ quan, tổ chức

    (Organization)

    Vị trí việc làm

    (Position)

    Mô tả công việc

    (Job description)

    Doanh nghiệp

    Phát triển kinh doanh quốc tế (International Business Development)

    Quản lý và thúc đẩy thị trường quốc tế mới, các hoạt động bán hàng mới, tăng cường quan hệ đối tác với các khách hàng quốc tế, thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ khác

    Doanh nghiệp

    Giám đốc vận hành quốc tế (International Operations Manager)

    Quản lý và chỉ đạo các phương pháp, các thủ tục và hoạt động vận hành của một tổ chức đa quốc gia.

    Doanh nghiệp

    Chuyên gia tư vấn quản lý quốc tế (Nhà phân tích quản lý)

    International management consultant (Management Analyst)

    Giúp các công ty tìm kiếm hoặc duy trì thành công ở thị trường nước ngoài bằng cách phân tích hoạt động của tổ chức và đề xuất các cải tiến.

    Doanh nghiệp

    Đại diện bán hàng nước ngoài (Foreign sales representative)

    Đại diện cho các công ty tại các thị trường tiềm năng trên toàn cầu, phát triển mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và bán sản phẩm và dịch vụ.

    Doanh nghiệp

    Giám đốc logistic (Logistics Manager)

    Để điều phối chuỗi cung ứng của họ từ nhà cung cấp hoặc nhà cung cấp đến khách hàng. Các nhà quản lý logistic đảm bảo việc phân bổ nguyên vật liệu phù hợp để giữ cho sản phẩm tồn kho của công ty.

    Doanh nghiệp

    Điều phối viên xuất nhập khẩu (Import/export coordinator)

    Chịu trách nhiệm sắp xếp các lô hàng để xuất hoặc nhập khẩu, chuẩn bị và xác nhận phê duyệt đơn hàng, xử lý thông tin giá cả và xuất hóa đơn.

    Doanh nghiệp

    Giám đốc Tiếp thị Quốc tế (International Marketing Manager)

    Chịu trách nhiệm tăng doanh số sản phẩm trên toàn cầu. Giám sát ngân sách, hợp đồng, kế hoạch tiếp thị và phương tiện quảng cáo với ban quản lý và các thành viên trong nhóm trên các thị trường quốc tế

    Doanh nghiệp

    Giám đốc Nhân sự Quốc tế (International Human Resources Manager)

    Quản lý sự đa dạng của lực lượng lao động trong các công ty đa quốc gia, các hạn chế pháp lý và mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển nghề nghiệp trên quy mô toàn cầu. Điều chỉnh quản lý với nhân viên của mình để hỗ trợ phát triển tổ chức và văn hóa toàn cầu.

    Doanh nghiệp

    International Financial Analyst (International Financial Analyst)

    Lập báo cáo, hướng dẫn các hoạt động đầu tư quốc tế và lập kế hoạch chiến lược để hỗ trợ các mục tiêu tài chính dài hạn của một công ty toàn cầu. Hiểu ngôn ngữ, văn hóa, môi trường và nền tảng chính trị của khu vực để ra quyết định đầu tư và lập kế hoạch tài chính quốc tế.

    Doanh nghiệp/ Tổ chức phi lợi nhuận

    Global Policy Analyst

    Nghiên cứu các vấn đề phức tạp và đề xuất giải pháp cho một loạt các vấn đề chính trị. Kiểm tra các chính sách của các chính phủ, xu hướng chính trị, hệ thống luật pháp và các vấn đề liên quan khác và nghiên cứu của họ giúp cung cấp thông tin cho việc xây dựng các chính sách công.

    Tổ chức phi lợi nhuận

    Nhà phân tích tổ chức phi lợi nhuận (Nonprofit Analyst)

    Hỗ trợ hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận, xử lý các quyết định đầu tư của các tổ chức phi lợi nhuận để giúp phát triển quỹ của họ

    Tổ chức phi lợi nhuận

    Nhà tiếp thị và quan hệ công chúng phi lợi nhuận (Nonprofit Marketing and Public Relations Roles)

    Tạo các chiến dịch không phải trả tiền hoặc có trả tiền nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng đến tổ chức. Làm việc để tạo ra một hình ảnh công chúng thông qua việc thu hút báo chí và phương tiện truyền thông đưa tin tích cực về tổ chức.