Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Cử nhân Đại học chính quy chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Tiếng Anh bán phần)

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Chương trình ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (LSCM) giúp đảm bảo cho người học hiểu biết được khối kiến thức cần thiết để quản lý và vận hành chuỗi cung ứng trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ một cách hiệu quả trong môi trường kinh doanh toàn cầu luôn thay đổi. Khối kiến thức từ ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được thiết kế tập trung vào xây dựng chiến lược, ra quyết định, giải quyết vấn đề và quản lý công nghệ để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cũng như ảnh hưởng và sự tương tác của chúng tới các lĩnh vực khác của doanh nghiệp như marketing, ngoại thương, tài chính, kế toán…

Sinh viên tốt nghiệp từ Ngành sẽ có kỹ năng điều hành hệ thống giao nhận, kho vận, vật tư; giám sát và kiểm soát hiệu quả của hoạt động Logistics và vận hành chuỗi cung ứng; cũng như phát triển được các giải pháp tối ưu hóa trong Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Sinh viên được bồi dưỡng đầy đủ năng lực thích nghi với sự thay đổi của môi trường chuỗi cung ứng phức tạp, khả năng tự học, tự sáng tạo được các giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng và hoạt động logistics giúp đáp ứng các cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp Logistics nội địa, các Tập đoàn đa quốc gia và các tổ chức của Chính phủ về lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngân hàng, các công ty tư vấn chiến lược, các công ty thương mại điện tử, cũng như làm việc ở các tổ chức của Liên hiệp quốc và của Chính phủ về lĩnh vực thương mại quốc tế.

Đối tượng người học

Người học đã tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Kiến thức giáo dục đại cương: 50 tín chỉ

  • Triết học Mác-Lênin
  • Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Tiếng Anh tổng quát
  • Tiếng Anh lĩnh vực Kinh doanh (HP1)
  • Tiếng Anh lĩnh vực Kinh doanh (HP2)
  • Nhập môn tâm lý học
  • Phát triển bền vững
  • Tư duy thiết kế
  • Kinh tế vi mô
  • Kinh tế vĩ mô
  • Toán dành cho kinh tế và quản trị
  • Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
  • Luật kinh doanh
  • Nguyên lý kế toán
  • Kỹ năng mềm
  • Khởi nghiệp kinh doanh
  • ERP (SCM)

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 60 tín chỉ

Kiến thức cơ sở ngành

  • Nghiên cứu ứng dụng trong kinh doanh
  • Marketing căn bản (TA)
  • Quản trị quốc tế
  • Quản trị tài chính
  • Quản trị chiến lược toàn cầu (TA)
  • Kinh doanh quốc tế (TA)

Kiến thức chuyên ngành

Bắt buộc

  • Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu (TA)
  • Quản trị tồn kho và kho vận
  • Giao tiếp kinh doanh
  • Logistics quốc tế (TA)
  • Phân tích kinh doanh (TA)
  • Mô phỏng kinh doanh (TA)
  • Quản trị xuất nhập khẩu (TA)
  • Chuỗi cung ứng trong TMĐT (TA)
  • Mua hàng và cung ứng toàn cầu (TA)
  • Thiết kế giải pháp chuỗi cung ứng/logistics (TA)

Tự chọn

Module 1: Vận hành chuỗi cung ứng/logistics

  • Quản trị bán lẻ (TA)
  • Quản trị dịch vụ (TA)
  • Quản trị bán hàng (TA)
  • Marketing trong kinh doanh (TA)

Module 2: Công nghệ ứng dụng trong QLCCU

  • Marketing trong kỷ nguyên số
  • Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trong quản trị sản xuất
  • Công nghệ và đổi mới trong QLCCU
  • Biểu diễn trực quan dữ liệu

Module 3: Nghiệp vụ ngoại thương

  • Vận tải và bảo hiểm
  • Thương mại quốc tế 
  • Quy định vận tải hàng hải & hàng không
  • Thủ tục hải quan
  • Nghiệp vụ Ngoại thương

Thực tập tốt nghiệp: 10 tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 120 tín chỉ

1. Kiến thức:
  • Tổng hợp khối kiến thức tổng quan về lĩnh vực Logistics – Quản lý chuỗi cung ứng: môi trường vận hành chuỗi cung ứng, chiến lược quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, quan hệ giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng, quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng.
  • Hệ thống hóa, thực hành áp dụng khối kiến thức thực tiễn về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình hoạt động chuyên sâu trong ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng như: marketing xuyên suốt chuỗi cung ứng, dự báo, quản lý nguồn cung ứng, phân phối, vận hành sản xuất và dịch vụ, logistics và vận tải quốc tế… giúp phân tích, đánh giá và vận dụng kiến thức đã học vào quản lý chiến lược và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực vận hành các thành phần chuỗi cung ứng và logistics tại bất kỳ doanh nghiệp hoặc tổ chức nào trong môi trường kinh doanh nội địa và quốc tế.
  • Xây dựng mối liên hệ giữa khối kiến thức về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật, an ninh quốc phòng giúp giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và logistics tại Việt Nam và quốc tế.
  • Đánh giá được hiệu quả và thực hành được kiến thức về hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho chuyên môn, bao gồm kiến thức về hệ thống khai báo hải quan, quản lý kho, bán hàng; hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp trong quản lý chuỗi cung ứng (ERP), sàng lọc và khai thác hiệu quả dữ liệu lớn (Big Data), số hoá dữ liệu và công cụ triển khai giải pháp…
  • Vận dụng khối kiến thức cơ sở khối ngành kinh tế tạo nền tảng vững chắc về lý luận, phương pháp luận và nghiên cứu, tư duy logic, kiến thức cơ bản về tư duy quản trị, lập kế hoạch, tổ chức, đánh giá; từ đó vận dụng kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực rộng vào chuyên môn quản lý hoạt động chuỗi cung ứng.
2. Kỹ năng:
  • Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn gồm: xác định vấn đề, tìm kiếm thông tin dữ liệu đa nguồn, phân tích vấn đề, dự báo, lập kế hoạch, tổ chức triển khai, đánh giá, tìm kiếm giải pháp thay thế, quản lý rủi ro; sử dụng các phần mềm CNTT hỗ trợ giải quyết vấn đề trong ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng như Microsoft Excel, Microsoft Projects, Microsoft PowerPoint, ERP, QM for Windows, Solver… cho các tình huống hoặc dự án thực tế của doanh nghiệp trong quản lý chuỗi cung ứng, đạt chứng chỉ tin học IC3 (Internet and Computing Core Certification).
  • Hình thành kỹ năng khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác thông qua hình thành bộ kỹ năng khởi nghiệp cơ bản (tự lập kế hoạch cho việc phát triển ý tưởng giải pháp về LSCM đơn giản) và tạo dựng mối quan hệ (networking) trong công việc chuyên môn.
  • Phát triển nhóm kỹ năng về tư duy phản biện và lập luận bao gồm: kỹ năng phân tích, tổng hợp và trình bày vấn đề; kỹ năng phản biện đa chiều và suy luận lô-gíc theo hệ thống khi tiếp cận và xử lý vấn đề phát sinh;
  • Thực hành được nhóm kỹ năng xã hội phục vụ tốt cho công tác chuyên môn bao gồm: kỹ năng làm việc nhóm và khả năng hình thành, phát triển và lãnh đạo nhóm; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng xây dựng mối quan hệ trong tổ chức; kỹ năng nhận xét và tiếp thu nhận xét tích cực; kỹ năng soạn thảo hợp đồng, tổng hợp chứng từ tài liệu…
  • Xây dựng kỹ năng giao tiếp tự tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh (tối thiểu TOEIC 550 hoặc tương đương), kỹ năng lắng nghe, sàng lọc, tổng hợp, truyền đạt thông tin (nói và viết) và thuyết trình trước đám đông mạnh lạc, thuyết phục.
3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:
  • Hình thành khả năng thích nghi và quản trị sự thay đổi hiệu quả khi làm việc độc lập và trong cộng đồng, biết cách thích ứng với thay đổi trong phát triển mục tiêu và môi trường kinh doanh, tự lập kế hoạch cho việc phát triển ý tưởng kinh doanh, tự rèn luyện phát triển năng lực bản thân đáp ứng tốt bối cảnh thời đại mới.
  • Nâng cao khả năng hợp tác và chia sẻ trong môi trường tập thể dưới nhiều vai trò khác nhau trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; nhận biết được đặc thù trong văn hoá doanh nghiệp, văn hoá nhóm để chọn lựa cách thức hướng dẫn, giám sát phù hợp; quản lý cảm xúc cá nhân và tập thể, giải quyết xung đột nhóm, cũng như liên kết và khai thác các nhóm làm việc khác nhau.
  • Hình thành và duy trì thái độ tự tin, nhiệt tâm và khả năng tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân và đưa ra các tư vấn chuyên môn hiệu quả.
  • Phát triển các kỹ năng và phẩm chất đạo đức cá nhân và trách nhiệm xã hội như: giữ chữ tín và cam kết; nghiêm túc tuân thủ nội quy, quy định của Nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp; tham gia giải quyết các vấn đề đạo đức xã hội và có đạo đức nghề nghiệp.
  • Phát triển khả năng tự học tập suốt đời (lifelong learning), tự nghiên cứu khoa học, kỹ năng tìm kiếm, đọc và tổng hợp tài liệu từ các nguồn uy tín, nâng cao và đổi mới kiến thức, biết cách cập nhật và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn vận hành; nâng cao khả năng nhận biết điểm mạnh yếu trong nguồn lực bản thân và bên ngoài giúp tự cải thiện nâng cao năng lực, cũng như tổ chức và sắp xếp công việc, chủ động lập kế hoạch nghề nghiệp cá nhân.

Ngoài những chuẩn đầu ra trên, sinh viên tốt nghiệp đạt các chuẩn đầu ra như sau:

  • Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam
  • Đạt chứng chỉ tin học theo Quyết định số 175/QĐ-ĐHKT-ĐBCLPTCT ngày 02 tháng 02 năm 2023
  • Đạt chứng chỉ Giáo dục thể chất 
  • Đạt chứng chỉ Giáo dục quốc phòng

Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có năng lực đảm nhiệm các vị trí sau:

Cơ quan, tổ chức

(Organization)

Vị trí việc làm

(Position)

Mô tả công việc

(Job description)

– Công ty Logistics

– Công ty xuất nhập khẩu

– Cơ quan hải quan

– Công ty vận tải đa phương thức

– Hãng hàng không

– Công ty sản xuất

Mới tốt nghiệp

Chuyên viên thu mua

Xác định nguồn hàng cung ứng, đánh giá và lựa chọn đơn vị cung ứng, đàm phán hợp đồng và giữ mối quan hệ hợp tác với những người cung ứng.

Chuyên viên hoạch định nhu cầu khách hàng và sản xuất

Chịu trách nhiệm tập hợp và phân tích số liệu và dự đoán nhu cầu của khách hàng cũng như nhu cầu sản xuất trong tương lai, và lên kế hoạch sản xuất hàng hóa.

Điều phối viên chuyên về vận tải

Quản lý các mối quan hệ với các nhà vận tải và khách hàng để đảm bảo hàng hóa được phân phát đúng thời hạn.

Chuyên viên quản trị kho bãi

Chịu trách nhiệm kiểm kê chất lượng và độ chính xác của hàng hóa, giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các kho hàng và chiến lược phân phối hàng hóa để tối ưu hóa dòng chảy công việc và năng suất lao động trong các cơ sở phân phối.

Sự nghiệp lâu dài

Giám đốc phát triển kinh doanh

Xây dựng chiến lược và kế hoạch tăng trưởng kinh doanh; tìm kiếm khách hàng mới; quản lý các mối quan hệ khách hàng; xây dựng đề xuất kinh doanh và nghiên cứu các cơ hội mới

Quản lý hàng tồn kho

Theo dõi và báo cáo về hàng tồn kho và đảm bảo đủ hàng cho tất cả các kênh phân phối; phân tích dữ liệu để dự đoán nhu cầu trong tương lai và đặt hàng; làm việc với các nhà cung cấp, nhân viên kho bãi, quản lý và các bên liên quan khác của doanh nghiệp

Chuyên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng

Hợp lý hóa quy trình chuỗi cung ứng; giám sát chặt chẽ dữ liệu lô hàng; xác định các điểm nghẽn và đề xuất các cải tiến phân phối

Quản lý hậu cần

Lập kế hoạch và quản lý các dịch vụ hậu cần, kho bãi, vận chuyển và khách hàng; chỉ đạo và điều phối chu trình đặt hàng; giảm thiểu lãng phí và tối đa hóa lợi nhuận; liên lạc và đàm phán với các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng

Giám đốc sản xuất

Giám sát việc lập kế hoạch và quản lý khối lượng sản xuất trong quá trình sản xuất; giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản xuất; thực thi tuân thủ các nguyên tắc an toàn

Giám đốc kho hàng

Giám sát hiệu quả hoạt động động kho hàng; giám sát đội ngũ nhân viên; duy trì kiểm soát chất lượng và an toàn trong kho

TIN TUYỂN SINH LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM