Trúng tuyển vào chương trình Quản lý công sinh viên có cơ hội đăng ký chương trình song ngành tích hợp Quản lý công – Luật và Quản trị địa phương. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sở hữu bằng tốt nghiệp chương trình Quản lý công và bằng đại học thứ hai của Luật và Quản trị địa phương.
Chương trình song ngành trang bị cho sinh viên các kiến thức về kinh tế, luật pháp và quản lý hiện đại cùng với những kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương các vị trí lãnh đạo và điều hành trong các tổ chức một cách có hiệu quả đồng thời sinh viên song ngành tích hợp còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu về luật và quản trị địa phương.
Sau khi tốt nghiệp chương trình, sinh viên có thể làm các công việc liên quan đến hoạch định và thực thi chính sách, quản trị điều hành, quản trị nhân sự, kế toán – tài chính, marketing và quan hệ công chúng trong các tổ chức thuộc cả khu vực công hoặc khu vực tư, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các tổ chức phi lợi nhuận (NPOs) và các doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể tham gia công tác theo chuyên ngành Luật tại công ty luật, phòng pháp chế của doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước, tòa án, viện kiểm sát, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại, hoặc trung tâm đấu giá,…
Sinh viên trúng tuyển vào chương trình đào tạo Quản lý công có thể đăng ký học song ngành tích hợp Quản lý công – Luật và quản trị địa phương.
1. Sinh viên có thể đăng ký nguyện vọng học chương trình thứ hai khi đang học năm nhất của chương trình đào tạo thứ nhất.
2. Sinh viên được chính thức theo học chương trình thứ hai khi:
3. Sinh viên đăng ký học song ngành tích hợp khi và chỉ khi đang theo học ngành đào tạo thuộc các ngành đào tạo thứ nhất của CTĐT song ngành tích hợp.
4. Thời điểm sinh viên đăng ký trễ nhất là hết học kỳ thứ năm (tương đương học kỳ 1 năm thứ ba) của khóa học.
5. Định kỳ hàng năm, đơn vị quản lý đào tạo thông báo, hướng dẫn quy trình đăng ký học chương trình thứ hai đến sinh viên hệ Đại học chính quy và các đơn vị liên quan.
Xem thêm Quy định TẠI ĐÂY
I. Khối kiến thức đại cương (50 tín chỉ)
II. Khối kiến thức chuyên nghiệp (100 tín chỉ)
Kiến thức cơ sở ngành
Kiến thức chuyên ngành
Kiến thức chuyên ngành (tự chọn)
Chọn 4 trong 10:
Chọn 3 trong 8:
III. Thực tập & tốt nghiệp (10 tín chỉ)
Chọn 1 trong 2:
Tổng cộng: 160 tín chỉ
Đại học Kinh tế TP.HCM © 2021. All Right Reserved.