Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Chính phủ điện tử

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

PUM512051

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

KTLQLNN - Khoa Quản lý nhà nước

5. Trình độ:

Đại Học

6. Số tín chỉ:

3

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết: 30 giờ
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận: 15 giờ
  • Tự nghiên cứu, tự học: 105 giờ
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Tự chọn

9. Ngành áp dụng:

Tất cả các ngành

10. Điều kiện tiên quyết:

Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này

11. Mục tiêu học phần:

Với sự phát triển của ngành CNTT và tiềm năng của mạng máy tính, bao gồm cả mạng nội bộ và mạng toàn cầu, chính phủ điện tử sẽ thay đổi một số phương thức, cấu trúc hoạt động của cơ quan Nhà nước để tạo ra nhiều cơ hội cho người dân có thể tương tác trực tiếp với chính phủ cũng như chính phủ có thể cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho người dân của mình. Mục tiêu chung của môn học là trang bị kiến thức và kỹ năng cho sinh viên để hiểu rõ về việc tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả điều hành nhà nước của chính phủ nhằm mang lại thuận lợi cho người dân, gia tăng sự công khai minh bạch và giảm chi tiêu chính phủ.

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Chính phủ Điện tử (e-Government) là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của chính phủ, cung cấp các dịch vụ công, thực hiện các hoạt động của chính phủ trên các nền tảng công nghệ thông tin, viễn thông. Nội dung chính của học phần sẽ bao gồm:
Ở chương mở đầu, Tổng quan về bộ máy nhà nước và CPĐT, sinh viên được trang bị các khái niệm về bộ máy nhà nước, mô hình CPĐT và những khó khăn thác thức cũng như các yêu cầu đối với giải pháp CPĐT. Tiếp theo, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về công nghệ liên quan đến Công nghệ và khung kiến trúc CPĐT. Trong chương Hệ thống thông tin trong CPĐT, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về thông tin, hiểu được hệ thống thông tin trong quản lý và các Ứng dụng CPĐT ở cấp quốc tế hay địa phương ở chương kế tiếp. Để triển khai CPĐT thành công, trong chương Các yếu tố quyết định sự thành công của CPĐT sẽ bàn đến các yếu tố nguồn lực nói chung, yếu tố xã hội, đạo đức, pháp luật cùng với các yếu tố về điện tử, viễn thông. Để khai thác các dịch vụ của CPĐT, sinh viên được trang bị kiến thức về mô hình hoạt động của CPĐT. Sinh viên cũng được tìm hiểu về quá trình Phát triển CPĐT tại Việt Nam, theo đó ngoài thông tin về quá trình phát triển, sinh viên còn tìm hiểu những thành tựu mà Việt Nam đạt được, tìm hiểu về chuyển tiếp lên Chính phủ số và các bài học kinh nghiệp được nêu ra. Ở chương cuối, Xây dựng và thực thi CPĐT, sinh viên sẽ tìm hiểu lộ trình phát triển, quản trị các dự án CPĐT, tình hình phát triển CPĐT trên thế giới  và Việt Nam.