Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Luật thương mại quốc tế

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

LAW511065

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

KTLQLNN - Khoa Luật

5. Trình độ:

Đại Học

6. Số tín chỉ:

3

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết: 30 giờ
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận: 15 giờ
  • Tự nghiên cứu, tự học: 105 giờ
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Dữ liệu đang cập nhật...

9. Ngành áp dụng:

Tất cả các ngành

10. Điều kiện tiên quyết:

Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này

11. Mục tiêu học phần:

"Hoàn thành học phần người học sẽ đạt được: Kiến thức: Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về luật thương mại quốc tế - một yêu cầu cần thiết trong đào tạo cử nhân, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam hiện nay. Sinh viên cần có kiến thức bao quát từ lý luận tới thực tiễn về: (i) Tổng quan về luật thương mại quốc tế; (ii) Các thiết chế thương mại quốc tế điển hình; (iii) Luật WTO và cơ chế giải quyết tranh chấp; (iv) Pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và; (v) Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thương nhân, để từ đó có thể bước đầu xử lý được những vấn đề pháp lý cơ bản phát sinh trong lĩnh vực được đào tạo. Kỹ năng: - Kỹ năng tìm kiếm, phân tích và đánh giá các văn bản pháp luật thương mại quốc tế; - Kỹ năng tìm, chọn, đọc tài liệu và phân tích tư liệu (đặc biệt là tư liệu nước ngoài) về luật thương mại quốc tế; - Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để xử lí tình huống cụ thể và đưa ra các giải pháp chuyên môn để giải quyết các tình huống liên quan tới luật thương mại quốc tế; - Kỹ năng soạn thảo, tư vấn đơn giản và quản lý các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; - Một số kĩ năng mềm khác như: kỹ năng liên tục tự cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ; kỹ năng lập kế hoạch công việc; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và bảo vệ quan điểm của mình; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng viết bản biện hộ, kỹ năng diễn án giả tưởng…

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Qua nhiều thập kỷ của hệ thống pháp luật quốc tế, Luật thương mại quốc tế đã phát triển cả về mặt nội dung và ứng dụng thực tiễn của nó. Từ vòng đàm phán Uruguay thiết lập nên định chế WTO, không chỉ là việc mở rộng thêm lĩnh vực và phạm vi của thương mại quốc tế, mà còn mang đến một cơ chế giải quyết những tranh chấp và bất đồng để qua đó hoàn thiện thêm luật lệ và xây dựng thêm các thỏa thuận mới. Vì thế môn học trang bị sinh viên các kiến thức kiến thức bao quát từ nền tảng cũng như cấu trúc của hệ thống kinh doanh toàn cầu, dựa trên các nghĩa vụ được xác lập trong các định chế quốc tế, các hệ thống giải quyết tranh chấp, sự giao thoa của thương mại quốc tế với các định chế pháp lý quốc tế khác, để đến mục đích cuối cùng là hướng đến tương lai của phát triển bền vững.