Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kinh doanh thương mại theo hướng ứng dụng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng về kinh doanh thương mại. Chương trình này được thiết kế cho người học kiến thức nâng cao về kinh tế và kinh doanh thương mại; đồng thời cũng cung cấp kiến thức chuyên sâu vào những lĩnh vực cụ thể kinh doanh toàn cầu, thương mại bán lẻ, quản trị chuỗi cung ứng quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, quản trị bán hàng cho doanh nghiệp.
Hoàn thành chương trình, học viên có kiến thức, kỹ năng và năng lực để phân tích các vấn đề quan trọng trong kinh doanh thương mại với phương pháp định tính và định lượng, thiết kế và thực hiện các chiến lược kinh doanh thương mại và phát triển chính sách. Đồng thời, người học sẽ đạt được những kiến thức và kinh nghiệm để phát triển nghề nghiệp ở cấp độ toàn cầu của doanh nghiệp, cơ quan chuyên môn Chính phủ và tổ chức phi chính phủ.
Chương trình này phù hợp với học viên đang hoặc dự định làm việc tại những doanh nghiệp kinh doanh thương mại, chuỗi bán lẻ, siêu thị, tổ chức xúc tiến thương mại của các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.
Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
I. Kiến thức chung: 11 tín chỉ
II. Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành
Kiến thức Chuyên ngành bắt buộc
Kiến thức chuyên ngành tự chọn
III. Thực tập và tốt nghiệp: 13 tín chỉ
Tổng cộng: 60 tín chỉ
Chuẩn đầu ra Kiến thức (Knowledge)
Chuẩn đầu ra Kỹ năng (Skills)
Chuẩn đầu ra Mức độ tự chủ và trách nhiệm (Autonomy and Responsibility)
Doanh nghiệp thương mại, xuất khẩu quốc tế: Cán bộ quản lý
Doanh nghiệp thương mại, xuất khẩu quốc tế: Tư vấn Thương mại Quốc Tế
Doanh nghiệp thương mại, xuất khẩu quốc tế: Chuyên gia kinh doanh Xử lý đơn hàng (tiếp nhận, phối hợp, phân bổ, thực hiện, theo dõi, tổng hợp và kiểm tra số liệu theo lệnh giao hàng và hợp đồng đã ký kết liên quan tới XNK);
Doanh nghiệp lĩnh vực logistic, vận tải, giao nhận quốc tế: Cán bộ quản lý
Công ty sản xuất hàng hóa/hàng tiêu dùng: Cấp quản lý Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động liên quan đến phát triển quan hệ với các bên liên quan
Công ty sản xuất hàng hóa/hàng tiêu dùng: Chuyên viên phân tích kinh doanh
Tổ chức phi lợi nhuận: Nhà phân tích Hỗ trợ hoạt động của tổ chức, xử lý các quyết định đầu tư để phát triển quỹ của tổ chức.
Đại học Kinh tế TP.HCM © 2021. All Right Reserved.