Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Triết học

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

PHI610004

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

Viện Khoa học chính trị - xã hội

5. Trình độ:

Thạc sĩ

6. Số tín chỉ:

4

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết: 60 tiết
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận: 48 tiết (12 buổi)
  • Tự nghiên cứu, tự học: 12 tiết
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

bắt buộc

9. Ngành áp dụng:

Tất cả các ngành

10. Điều kiện tiên quyết:

Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này

11. Mục tiêu học phần:

Trang bị cho học viên kiến thức triết học sâu sắc, toàn diện. Phân tích được bản thể luận, nhận thức luận cũng như các quan điểm về chính trị, xã hội, con người của các trường phái triết học trong lịch sử; đồng thời, nắm vững những yêu cầu của phương pháp tư duy biện chứng; có thể phân tích được các quy luật cơ bản chi phối sự vận động, phát triển của xã hội loài người. Có năng lực tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, đánh giá các chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng như có khả năng vận dụng phương pháp biện chứng vào việc nghiên cứu các chủ trương, chính sách, pháp luật, tham gia có trách nhiệm vào việc góp ý, tư vấn, phản biện xã hội.

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Chương trình học phần Triết học gồm 8 chương, trong đó, Chương 1: Khái luận về triết học, giới thiệu sự ra đời và những đặc điểm cơ bản của các trường phái triết học trong lịch sử; chương 2: Bản thể luận, trình bày lý luận về bản thể của các trường phái triết học nói chung và của chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng; Hai chương tiếp theo: Phép biện chứng (chương 3) và Nhận thức luận ( chương 4), bao gồm những nội dung cơ bản là lý luận về sự vận động, phát triển chung nhất của thế giới và các quan điểm về nhận thức của một số trường phái triết học trong lịch sử; trong đó, phép biện chứng duy vật là khoa học về các quy luật phổ biến của sự vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy và lý luận nhận thức duy vật biện chứng chính là cơ sở lý luận của một số nguyên tắc quan trọng, đòi hỏi hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phải tuân theo, như: nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn... Các chương 5,6,7,8 với các tên gọi tương ứng là: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hộiTriết học chính trịÝ thức xã hội, và Triết học về con người trình bày những nội dung lý luận triết học về kinh tế, chính trị, văn hóa và con người của các trường phái triết học, đặc biệt là của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử do Mác – Ăng ghen sáng lập và Lênin phát triển, bao gồm hệ thống các quan điểm duy vật biện chứng về xã hội; là kết quả của sự vận dụng lý luận duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại.