Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Đề án tốt nghiệp

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

3. Mã học phần:

M00999

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

KD - Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing

5. Trình độ:

Thạc sĩ

6. Số tín chỉ:

7

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận
  • Tự nghiên cứu, tự học
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Bắt buộc

9. Ngành áp dụng:

Kinh doanh thương mại

10. Điều kiện tiên quyết:

Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này

11. Mục tiêu học phần:

Chương trình thạc sĩ Kinh doanh thương mại (hướng ứng dụng) hướng đến mục tiêu cốt lõi là giúp học viên phát triển năng lực ứng dụng những lý thuyết khoa học và kiến thức chuyên môn sâu mới/cập nhật (đặc biệt Quản trị mua hàng, bán hàng, dịch vụ và bán lẻ, … và hướng đến sự phát triển bền vững) để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn hoạt động thương mại của tổ chức. Trên cơ sở đó, việc thực hiện đề án tốt nghiệp được thiết kế nhằm giúp học viên vận dụng một cách khoa học và sáng tạo các lý thuyết khoa học và kiến thức chuyên môn mới/cập nhật trong Kinh doanh thương mại vào quá trình phân tích và nhận diện thực trạng và các vấn đề liên quan đến kinh doanh thương mại trong tổ chức, từ đó đề xuất các giải pháp để giải quyết triệt để các vấn đề đó cùng với kế hoạch tổ chức thực hiện các giải pháp đó.

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Đề án thạc sĩ chuyên ngành Kinh doanh thương mại (hướng ứng dụng) tập trung vào việc ứng dụng các lý thuyết khoa học và kiến thức chuyên môn mới/cập nhật trong lĩnh vực thương mại để giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại (mua/bán hàng, dịch vụ, bán lẻ) mà một công ty, một tổ chức hành chính sự nghiệp, một tổ chức thuộc Chính phủ, một tổ chức phi chính phủ, một địa phương, một điểm đến, hoặc các vấn đề xã hội. Chủ đề của đề án có thể liên quan đến vấn đề thuộc các lĩnh vực Kinh doanh thương mại như: quản trị mua hàng, bán hàng, giá cả, vận hành chuỗi cung ứng, kinh doanh xuất-nhập khẩu, chương trình thúc đẩy bán hàng, truyền thông marketing, thương mại xã hội, hành vi người tiêu dùng….

Ý tưởng của đề án xuất phát từ quá trình nghiên cứu thực tiễn của tác giả tại một tổ chức hoặc một địa phương, một điểm đến cụ thể. Qua đó phân tích và nhận diện thực trạng và các vấn đề liên quan đến kinh doanh thương mại trong tổ chức, từ đó đề xuất các giải pháp để giải quyết triệt để các vấn đề đó cùng với kế hoạch tổ chức thực hiện các giải pháp có thể thông qua các bước cơ bản: