Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Quản trị mua hàng

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

M01274

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

KD - Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing

5. Trình độ:

Thạc sĩ

6. Số tín chỉ:

3

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết: 50%
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận: 30%
  • Tự nghiên cứu, tự học: 20%
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Bắt buộc

9. Ngành áp dụng:

Kinh doanh thương mại

10. Điều kiện tiên quyết:

Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này

11. Mục tiêu học phần:

- Làm rõ vai trò và chức năng của hoạt động mua hàng và cung ứng - Làm rõ vai trò của quản trị mua hàng trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Chiến lược nguồn cung, giải quyết bài toán chất lượng và chi phí - Hiểu về chiến lược mua hàng và cung ứng ở phạm vi địa phương và toàn cầu - Biết tạo mối quan hệ hợp tác chiến lược với nhà cung cấp, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong mua hàng - Biết ứng dụng công nghệ trong mua hàng và quản lý hợp đồng cung ứng, biết ứng dụng quản trị mua hàng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong thực tiễn.

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học này giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng, mục tiêu, phạm vi của mua hàng và cung ứng cũng như xu hướng phát triển của chức năng mua hàng theo định hướng chiến lược, từ đó, vận dụng kiến thức quản trị học vào việc quản trị mang tầm chiến lược của một chức năng cụ thể trong kinh doanh là quản trị mua hàng và cung ứng ở các cấp độ và ngành nghề khác nhau. Sinh viên sẽ được trau dồi và cập nhật các kiến thức về mua hàng và cung ứng, chiến lược mua hàng và cung ứng ở phạm vị địa phương và toàn cầu. Nội dung môn học tập trung vai trò của quản trị mua hàng và cung ứng trong toàn bộ chuỗi cung ứng, chiến lược nguồn cung, giải quyết bài toán chất lượng và chi phí, xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược với nhà cung cấp, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong mua hàng, ứng dụng công nghệ trong mua hàng và quản lý hợp đồng cung ứng, và cuối cùng là ứng dụng quản trị mua hàng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong thực tiễn.