Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Cử nhân Đại học Vừa làm vừa học chương trình Quản trị nhân lực (Chương trình Tiếng Việt VLVH)

Quản trị nhân lực

Chương trình Quản trị nhân lực đào tạo cử nhân Quản trị nhân lực (QTNL) có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có kiến thức cơ bản về (1) kinh tế học lao động và quản lý nhân sự, (2) sự phát triển nguồn nhân lực và lao động của vùng/quốc gia và (3) các vấn đề cơ bản trong quản trị nguồn nhân lực ở các đơn vị trong nền kinh tế. Với kiến thức nền tảng này, sinh viên có thể đi chuyên sâu vào một trong ba mảng: Kinh tế học về lao động; quản lý công về dân số, lao động và việc làm; quản lý, phát triển nguồn nhân lực trên nền tảng kinh tế, tâm lý học và hành vi.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch nhân lực trong các tổ chức và trong phạm vi cả nước; biết tổ chức và định mức lao động, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá, trả công, đãi ngộ người lao động; biết thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ lao động. Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và có thể làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu, giảng dạy về quản trị nhân lực và các tổ chức khác trong và ngoài nước.

Mã đăng ký xét tuyển: 7340404

Xem video giới thiệu chương trình TẠI ĐÂY

Loại hình đào tạo

Chương trình tiên tiến

Là những chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên TOP 200 Đại học hàng đầu thế giới; tham vấn bởi các chuyên gia hiệp hội nghề nghiệp quốc tế và được rà soát chất lượng định kỳ 2 – 5 năm/lần.  

Đối tượng người học

– Người học đã tốt nghiệp Trung học phổ thông.

– Thí sinh đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng/Cao đẳng nghề, Trung cấp/Trung cấp nghề sử dụng bằng tốt nghiệp THPT (hoặc bổ túc THPT/Trung cấp) và học bạ (hoặc bảng điểm Trung cấp có đủ các môn kiến thức văn hóa) để nộp hồ sơ dự tuyển vào hệ Văn bằng 1 như đối tượng, chương trình đào tạo với khối lượng kiến thức toàn khóa từ 120 đến 125 tín chỉ; UEH sẽ xét miễn trừ khối lượng kiến thức thí sinh đã học ở trình độ Đại học/Cao đẳng/Trung cấp và đào tạo bổ sung phần kiến thức còn lại dựa trên văn bằng và bảng điểm ở trình độ Đại học/Cao đẳng/Trung cấp nộp kèm theo hồ sơ tuyển sinh. Do đó, số lượng tín chỉ mỗi thí sinh cần học sẽ khác nhau tùy thuộc vào bảng điểm của thí sinh đã học ở trình độ Đại học/Cao đẳng/Trung cấp.

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Học kỳ
(dự kiến)
Loại học phầnMôn học
Học kỳ 1
(19 tín chỉ)
Bắt buộc
  • Kinh tế vi mô (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Luật kinh doanh (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Nguyên lý kế toán (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Toán dành cho kinh tế và quản trị (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Triết học Mác – Lênin (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tiếng Anh tổng quát (4 tín chỉ)
  • Học kỳ 2
    (19 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Kinh tế chính trị Mác – Lênin (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kinh tế lượng ứng dụng (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kỹ năng mềm (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tiếng Anh lĩnh vực Kinh tế (HP1) (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Khoa học quản lý (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 3
    (19 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Dân số và phát triển (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kinh tế học lao động (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kinh tế vi mô ứng dụng (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kinh tế vĩ mô ứng dụng (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Nhập môn tâm lý học (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tiếng Anh lĩnh vực Kinh tế (HP2) (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 4
    (17 tín chỉ)
    Tự chọn
  • Khoa học chính sách (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Khởi nghiệp kinh doanh (1 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Kinh tế học quản lý nhân sự (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Quản trị nguồn nhân lực và hành vi tổ chức (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Truyền thông và giao tiếp trong tổ chức (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Phương pháp nghiên cứu kinh tế (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Phát triển bền vững (2 tín chỉ)
  • Học kỳ 5
    (21 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Hành vi tổ chức ứng dụng (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Khoa học dữ liệu (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Luật lao động (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Môi trường và an toàn lao động (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Quản lý hiệu suất lao động (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Quản trị nguồn nhân lực quốc tế (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tư duy sáng tạo và phát triển (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tư duy thiết kế (2 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Thẩm định kinh tế các dự án đầu tư (2 tín chỉ)
  • Học kỳ 6
    (18 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Bảo hiểm xã hội (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Hoạch định và tuyển dụng nguồn nhân lực (2 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Phân tích con người (2 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Phát triển kỹ năng lãnh đạo (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Phát triển nguồn nhân lực (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tâm lý học quản lý (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tiền lương và phúc lợi (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Ứng dụng kỹ thuật số trong quản trị nguồn nhân lực (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Quan hệ lao động (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 7
    (10 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Học kỳ doanh nghiệp (10 tín chỉ)
  • 1. Kiến thức:

    • Áp dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội để phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc và cuộc sống.
    • Áp dụng các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, kinh tế cho việc giải thích, phân tích những vấn đề trong công việc và cuộc sống.
    • Phân tích và đánh giá hoạt động QTNL của tổ chức và doanh nghiệp.
    • Triển khai các chính sách QTNL phù hợp với văn hóa của tổ chức và doanh nghiệp.
    • Xây dựng và Phát triển NNL của tổ chức, doanh nghiệp và vùng.
    2. Kỹ năng:
    • Vận dụng kỹ năng khảo sát, thu thập xử lý thông tin để phân tích các vấn đề của hoạt động QTNL
    • Thực hiện thành thạo các chế độ, chính sách, qui trình quản lý NNL trong các tổ chức, doanh nghiệp, vùng và quốc gia.
    • Vận dụng kiến thức về hành vi, tâm lý của cá nhân, nhóm và tổ chức để giải quyết vấn đề trong hoạt động QTNL của tố chức và doanh nghiệp.
    • Phân tích và dự báo được thị trường lao động của vùng và quốc gia.
    • Vận dụng tư duy phản biện và sáng tạo vào giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực QTNL.
    • Hợp tác nhóm hiệu quả ở vị trí là thành viên hay người lãnh đạo.
    • Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ hiệu quả và làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế.
    • Sử dụng công nghệ thông tin phục vụ hiệu quả trong QTNL.
    3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:
    • Có khả năng giải quyết công việc độc lập, thích nghi trong điều kiện làm việc thay đổi.
    • Có khả năng tiếp thu các lĩnh vực mới hoặc có liên quan ngành nghề ngoài giảng đường và sau khi tốt nghiệp.
    • Coi trọng giá trị của hành vi thể hiện trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong các quyết định cá nhân.

    Ngoài những chuẩn đầu ra trên, sinh viên tốt nghiệp đạt các chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng như sau:

    • Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam
    • Đạt chứng chỉ tin học theo Quyết định số 2322/QĐ-ĐHKT-ĐBCLPTCT ngày 08/7/2024

    Cơ quan, tổ chức

    (Organization)

    Vị trí việc làm

    (Position)

    Mô tả công việc

    (Job description)

    Các doanh nghiệp, công ty trong nước và nước ngoài thuộc các ngành nghề khác nhau của nền kinh tế; Các tổ chức trực thuộc Bộ lao động thương binh xã hội.

    Chuyên viên nhân sự tổng hợp

     

    * Thực hiện các hoạt động về C&B:

    –       Thực hiện chấm công và thiết lập bảng chấm công, tăng ca hàng tháng.

    –       Tính thu nhập hàng tháng và phối hợp với phòng kế toán hành chính thực hiện trả lương đúng thời hạn.

    –       Theo dõi, đăng ký tăng/giảm BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.

    –       Giải quyết các chế độ đau ốm, thai sản có liên quan đến bảo hiểm.

    –       Làm sổ BHXH, thẻ BHYT cho nhân viên mới và chốt sổ BHXH cho nhân viên nghỉ việc.

    –       Làm hồ sơ thanh toán BH hàng tháng.

    –       Theo dõi và thực hiện các chính sách phúc lợi của Công ty cho CBNV (Các chính sách thưởng lễ tết, hiểu, hỉ …).

     

    * Quản lý CBNV

    –       Thực hiện các thủ tục cho nhân viên: Tạo/ xoá các tài khoản, ký kết hợp đồng, tiếp nhận nhân viên mới, nhân viên chính thức.

    –       Tham gia vào quá trình xem xét, điều chỉnh thu nhập cho CBNV.

    –       Giải quyết thôi việc, thanh lý hợp đồng cho nhân viên nghỉ việc.

    –       Thực hiện các thủ tục: thuyên chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều chỉnh lương, khen thưởng, kỷ luật trong quá trình làm việc của CBNV.

    –       Cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu về nhân sự trên phần mềm.

    –       Quản lý hồ sơ nhân sự: Hồ sơ nhân sự, các quyết định từ bộ phận nhân sự.

    –       Lập hợp đồng lao động, theo dõi hạn hợp đồng.

    –       Cung cấp thông tin nhân sự cho các bộ phận có liên quan theo yêu cầu của cấp trên.

     

    * Các hoạt động nhân sự khác:

    –       Tham gia vào các dự án khác trong bộ phận: xây dựng và phát triển bộ đánh giá năng lực, các dự án nâng cao hiệu suất, tạo gắn kết và phát triển năng lực tổ chức.

     

    Chuyên viên tuyển dụng/tuyển dụng nội bộ

    Chuyên viên tuyển dụng nội bộ là người phụ trách mảng tuyển dụng nhân sự bao gồm việc xác định nhu cầu tuyển dụng, đề xuất các phương án và tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự phù hợp với nhu cầu công việc của doanh nghiệp.

    –       Xác định nhu cầu tuyển dụng trong doanh nghiệp dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp hoặc theo tìm hiểu xu hướng mới của ngành.

    –       Đề xuất với cấp trên về phương án triển khai việc tuyển dụng. Lập kế hoạch tuyển dụng theo quy trình tuyển dụng.

    –       Thực hiện truyền thông tuyển dụng qua các kênh, viết thông báo tuyển dụng, mô tả công việc.

    –       Tổ chức / hỗ trợ tổ chức các sự kiện cần thiết nhằm thu hút nhân sự chất lượng cao.

    –       Lọc hồ sơ, CV, sắp xếp hồ sơ để lưu trữ trong database của doanh nghiệp.

    –       Thực hiện liên hệ các Agency tuyển dụng để tìm người cần thiết cho doanh nghiệp (Nếu cần thiết).

    –       Thực hiện liên hệ các bước sắp xếp phỏng vấn, đặt lịch phỏng vấn, hỗ trợ phòng Nhân sự và các phòng ban khác trong quá trình phỏng vấn.

    –       Theo sát tiến độ công việc, báo cáo kết quả, các vấn đề tồn tại trong công tác chuyên môn và đề xuất các giải pháp khắc phục để đạt được mục tiêu tuyển dụng.

    –       Hỗ trợ đào tạo chuyên môn, đánh giá nhân viên mới trong thời gian thử việc sao cho đảm bảo mục tiêu của công việc đề ra.

    –       Giúp nhân viên mới hòa nhập với môi trường doanh nghiệp.

    –       Cung cấp thông tin cho nhân viên mới về quyền lợi, chính sách, quy định, nghĩa vụ.

    –       Giải quyết / giải đáp các vấn đề còn khúc mắc liên quan đến các thông tin trên của nhân viên mới. 

    –       Các công việc liên quan tới tuyển dụng khác theo yêu cầu của quản lý.

    –       KPI công việc

     

    Chuyên viên đào tạo/đào tạo nội bộ

    Chuyên viên đào tạo nội bộ là người phụ trách các khóa học dành cho cá nhân và doanh nghiệp, nhằm bổ túc kỹ năng, kiến thức cho từng cá nhân, đội nhóm trong công ty bắt kịp xu thế kinh doanh hiện đại đang thay đổi từng ngày. Chuyên viên đào tạo sẽ tìm hiểu nhu cầu, xây dựng lộ trình học tập, thu thập ý kiến phản hồi, đánh giá và đo lường hiệu quả các khóa học trong doanh nghiệp.

    –       Tìm hiểu nhu cầu đào tạo cho từng cá nhân, từng phòng ban, đội nhóm trong doanh nghiệp bằng cách hỏi, phỏng vấn nhân sự trong công ty.

    –       Thiết kế lộ trình đào tạo, khung kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo được phát hiện.

    –       Thảo luận với chuyên gia đào tạo về nội dung và phương pháp giảng dạy. Chốt nội dung và số lượng buổi học trong chương trình đào tạo.

    –       Dự trù kinh phí, rủi ro và đề xuất cho cấp quản lý.

    –       Tổ chức lớp học: quản lý học liệu (giấy, sách vở, sách, slide bài giảng, ebooks, …), các dụng cụ giảng dạy (bảng, Micro, máy tính, máy chiếu, …), sắp xếp các tình huống hỗ trợ bài giảng, bài tập.

    –       Nghiên cứu các nhu cầu học tập và chuyên gia phù hợp trong tương lai.

    –       Thu thập đánh giá, phản hồi về khóa học và cải thiện chất lượng lẫn hiệu quả học tập của nhân sự trong doanh nghiệp.

     

    Chuyên viên Chính sách nhân sự và Phát triển tổ chức

    –       Thực hiện các nhiệm vụ theo mảng chức năng công việc được phân công bao gồm một hoặc nhiều nội dung, nhưng không giới hạn các nhiệm vụ và trách nhiệm như sau:

    –       Xây dựng, vận hành và rà soát điều chỉnh mô hình tổ chức, quy chế hoạt động, chức danh, bản mô tả công việc, KPIs phù hợp với định hướng, tầm nhìn và chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ, đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực.

    –       Xây dựng, vận hành và rà soát điều chỉnh chính sách, kế hoạch và quy trình bồi dưỡng, quản trị, phát triển nguồn nhân lực, bao gồm: quản lý nhân tài, quản trị thành tích, luân chuyển bổ nhiệm phù hợp theo từng thời kỳ.

    –       Xây dựng, vận hành và rà soát điều chỉnh các văn bản, quy định, quy trình về quan hệ lao động: nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy định về ký kết, chấm dứt HĐLĐ và các văn bản khác theo quy định của pháp luật đảm bảo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với chiến lược kinh doanh từng thời kỳ.

    –       Giám sát việc triển khai và thực thi chính sách: Kiểm soát, đánh giá mức độ phù hợp của các quy định, quy trình nội bộ công ty về nhân sự (trước – trong và sau khi ban hành), đảm bảo bám sát chiến lược, chính sách nhân sự. Trên cơ sở kết quả giám sát các chính sách nhân sự, qua các kênh thông tin phản hồi, chủ động đề xuất phương án xử lý vi phạm, điều chỉnh kịp thời, phù hợp. Định kỳ, đột xuất báo cáo Cấp có thẩm quyền về tình hình thực hiện, tuân thủ các chính sách nhân sự tổng thể hoặc chi tiết

     

    Chuyên viên Nhân sự C&B

    * Trách nhiệm giải trình và thực thi (accountable & responsible)

    * Dịch vụ lương thưởng, thuế, bảo hiểm & chế độ phúc lợi

    –       Thực hiện việc tính và chi trả lương cố định, lương kinh doanh (tính thuế và chi trả cho nhân viên)

    –       Thực hiện nghiệp vụ báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý, và quyết toán thuế hàng năm.

    –       Thực hiện khai báo biến động BHXH, BHYT, BHTN với cơ quan bảo hiểm hàng tháng

    –       Thực hiện khai báo biến động BHSK, BHTN với công ty bảo hiểm hàng tháng

    –       Thực thi các chính sách phúc lợi dành cho nhân viên (thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỉ, sinh con…)

    * Quản lý hồ sơ nhân viên

    –       Quản lý toàn bộ thông tin nhân viên trên phần mềm

    –       Quản lý HĐLĐ, thay đổi lương: Thông báo và theo dõi quá trình đánh giá công việc của nhân viên thử việc, nhân viên hết hạn HĐLĐ. In kí hợp đồng lao động. Cập nhật thay đổi lương trên hệ thống và gửi thông báo cho nhân viên.

    * Giải quyết thủ tục thôi việc

    –       Hướng dẫn thủ tục thôi việc cho nhân viên

    –       Theo dõi và giám sát quy trình thực hiện các thủ tục bàn giao của người thôi việc.

    –       Giải quyết các chế độ cho người thôi việc

    * Quản lý tuân thủ

    –       Theo dõi và làm báo cáo tuân thủ định kì

    * Hệ thống quản trị trải nghiệm nhân viên

    –       Giám sát quy trình thực hiện ghi nhận trải nghiệm của nhân viên trên hệ thống (nếu có)

     

    Chuyên Viên Nhân Sự Tiền Lương & Quan Hệ Lao Động

    –       Kiểm tra tổng hợp ngày công, Lập Bảng tính trả lương hàng tháng, Lương phép, Bảng tính thưởng ngày Lễ, Tết và các chế độ khác cho CBNV

    –       Theo dõi, tổng hợp và cập nhật những thay đổi nâng, hạ lương. Định kỳ đề xuất xét điều chỉnh lương theo quy định.

    –       Giải đáp các thắc mắc về lương, thưởng, chế độ chính sách theo các quy định của pháp luật và Tập đoàn

    –       Thực hiện các công tác báo tăng/giảm BHXH và các chế độ phúc lợi khác cho nhân viên

    –       Thực hiện các thủ tục bàn giao, quyết toán, thu thẻ BHYT đối với CBNV chấm dứt HĐLĐ

    –        Hỗ trợ công tác tổ chức, giám sát công tác đánh giá, thi đua khen thưởng và các công cụ quản trị nhân sự khác nhằm khuyến khích và thu hút lao động giỏi về làm việc

    –       Thực hiện các thủ tục quan hệ lao động (xử lý các vấn đề liên quan nhưng không giới hạn tới các công việc: ký kết/ thanh lý HĐLĐ/ tạm hoãn HĐLĐ, giải quyết nghỉ phép/ nghỉ chế độ cho người lao động, xét điều chỉnh lương, giải quyết thôi việc, xử lý kỷ luật lao động, sa thải, bồi thường, …)

    –       Quản lý thông tin, hồ sơ cá nhân của người lao động; Sắp xếp lưu trữ hồ sơ lao động; Cập nhật các văn bản, quyết định, các giấy tờ có liên quan đến cá nhân người lao động vào hồ sơ cá nhân

    –       Tiếp nhận và giải đáp thắc mắc về toàn bộ các vấn đề liên quan đến chính sách, quy định pháp luật và nội quy quy định của Tập đoàn liên quan đến Người lao động

    –       Thực hiện phỏng vấn, trao đổi với nhân viên nghỉ việc, thôi việc và có đề xuất cải thiện phù hợp

     

    Chuyên viên đánh giá nhân sự

    –       Nghiên cứu, đề xuất phương pháp xây dựng hệ thống đánh giá năng lực nhân viên

    –       Triển khai, phối hợp các Bộ phận xây dựng hệ thống đánh giá nhân viên

    –       Triển khai công tác đánh giá năng lực nhân viên: Xây dựng các tiêu chí đánh giá, biểu mẫu đánh giá

    –       Soạn thảo Thông báo triển khai đánh giá và trình ký Ban lãnh đạo

    –       Gửi Thông báo, hướng dẫn triển khai đánh giá tại các Bộ phận/ Cá nhân

    –       Đôn đốc, tiếp nhận phản hồi kết quả đánh giá từ các Bộ phận/ Cá nhân và tổng hợp kết quả đánh giá

    –       Cập nhật/ quản lý kết quả đánh giá trên phần mềm nhân sự.

     

    Chuyên viên lao động, tiền lương

    –       Xây dựng, thẩm định đơn giá tiền lương, định mức lao động

    –       Tham gia xây dựng quy chế, chính sách của Tổng công ty về tiền lương, tiền thưởng

    –       Thực hiện công tác tiền lương, tiền công, chi trả thưởng cho cán bộ nhân viên

    –       Theo dõi các chế độ bảo hiểm xã hội cho toàn bộ lao động trong Tổng công ty

    –       Phối hợp với các phòng ban để đề xuất phương thức chi trả lương, thưởng gắn với hiệu quả kinh doanh và hiệu quả công việc

    –       Theo dõi, kiểm tra tình hình chi lương hàng tháng của các đơn vị phụ thuộc

    –       Quyết toán thuế thu nhập của người lao động (tháng, quý, năm)

    –       Cập nhật kịp thời các thông tư, nghị định của Chính phủ về tiền lương để đề xuất vận dụng thực hiện chế độ tiền lương tại Tổng công ty

    –       Thực hiện các thủ tục liên quan đến các chế độ chính sách BHXH và BHYT theo quy định của luật BHXH

    –       Lập kế hoạch và thực hiện nâng bậc lương cho CBNV đủ niên hạng nâng lương hàng năm

    –       Theo dõi, kiểm tra, ghi số liệu nghỉ phép hàng tháng, hàng năm của từng người lao động