Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh chương trình Quản trị chất lượng có kiến thức vững chắc liên quan quản trị chất lượng; kỹ năng phân tích và giải quết vấn đề chất lượng cũng như điều hành các chương trình chất lượng để có thể trở thành nhà quản trị cấp trung và cấp cao trong các doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia thiết lập chính sách hợp lí về chất lượng cho doanh nghiệp trên cơ sở những nhu cầu và khả năng của xã hội, của thị trường; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống quản trị chất lượng; phân bổ và sử dụng hợp lí các nguồn lực, góp phần tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống quản trị theo các tiêu chuẩn quốc tế trong các doanh nghiệp.
Mã đăng ký xét tuyển: 7340101
Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07
Chương trình ngưng tuyển sinh từ năm 2023.
Người học đã tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Cơ quan, tổ chức (Organization) | Vị trí việc làm (Position) | Mô tả công việc (Job description) |
Các tổ chức/ Doanh nghiệp nhà nước hoặc ngoài nhà nước | Nhân viên/ Chuyên viên QC (Quality Control) hay còn gọi là kiểm soát chất lượng | o Thường xuyên đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đến từ các nhà cung cấp và sản phẩm gửi đi để phân phối ra thị trường. o Phát hiện và loại bỏ/trả lại tất cả các sản phẩm và nguyên vật liệu không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng. o Đọc bản thiết kế, thành phần kế hoạch và thông số kỹ thuật để hiểu các yêu cầu của sản phẩm/dịch vụ. o Đo kích thước sản phẩm, kiểm tra chức năng và so sánh sản phẩm cuối cùng với các thông số kỹ thuật tiêu chuẩn. o Đề xuất cải tiến quy trình sản xuất để đảm bảo hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng. o Xây dựng tài liệu ghi nhận kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoàn thành các báo cáo chi tiết và hồ sơ đánh giá hiệu suất. o Hướng dẫn cho đội ngũ sản xuất về vấn đề kiểm soát chất lượng để cải thiện sản phẩm. o Giám sát quá trình sản xuất. o Giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm. |
Các tổ chức/ Doanh nghiệp nhà nước hoặc ngoài nhà nước | Nhân viên/ Chuyên viên QA (Quality Assurance) hay còn gọi là đảm bảo chất chất lượng | o Kiểm tra các quy trình trong nhà máy để đảm bảo chúng tuân thủ đúng các quy định và tiêu chuẩn cả bên trong và bên ngoài. o Kiểm tra và cập nhật tài liệu chuyên môn. o Thúc đẩy cải tiến liên tục các quy trình cốt lõi để đảm bảo duy trì chất lượng và tính hiệu quả trong sản xuất. o Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng các nguyên tắc nhằm đáp ứng yêu cầu về điều kiện sản xuất. o Đào tạo và hỗ trợ nhân viên QA chưa có kinh nghiệm về các quy trình, cách thức thực hiện và tiêu chuẩn chất lượng. o Đào tạo nhân viên sản xuất về các quy trình, cách thức thực hiện và tiêu chuẩn chất lượng. o Phát triển các tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho doanh nghiệp. o Duy trì bộ tài liệu đảm bảo chất lượng. o Kiểm tra quy trình, thực hiện các bước so sánh với tiêu chuẩn đã được xác định từ trước. o Phân tích các thông số để tìm ra điểm chênh lệch so với tiêu chuẩn ban đầu. o Phối hợp với khách hàng và nhà cung cấp để giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng. o Cùng các bên liên quan xem xét nguyên nhân và khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra lỗi. |
Các tổ chức/ Doanh nghiệp nhà nước hoặc ngoài nhà nước | Trưởng phòng/ Giám đốc chất lượng | * Đảm bảo cho các quá trình cần thiết của Hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì, cụ thể là: o Giúp Ban Tổng Giám đốc trong việc thiết lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của công ty. o Chỉ đạo việc cập nhật, sửa đổi hệ thống tài liệu và cải tiến, nâng cấp hệ thống quản lý cho phù hợp với thực tế trong từng giai đoạn. o Phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo công tác đánh giá lựa chọn các nhà cung ứng, đo lường chất lượng sản phẩm, đo lường sự thoả mãn của khách hàng và xem xét các biện pháp khắc phục phòng ngừa. o Xem xét việc cung cấp các nguồn lực cần thiết đảm bảo hệ Hệ thống quản lý chất lượng hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. o Chủ trì tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ, lựa chọn và đào tạo đội ngũ đánh giá viên đảm bảo năng lực thực hiện các cuộc đánh giá. o Giám sát, xem xét các hành động khắc phục phòng ngừa tại các đơn vị. o Giúp Ban Tổng Giám đốc trong việc tổ chức các cuộc họp xem xét của Lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng. * Định kỳ, báo cáo về hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng và mọi nhu cầu cải tiến hệ thống cho Ban Tổng Giám đốc; * Tổ chức phổ biến, tuyên truyền để mọi người trong công ty nhận thức được các yêu cầu của khách hàng để thực hiện và đáp ứng; * Là đại diện của công ty khi liên hệ với các tổ chức đào tạo, tư vấn và tổ chức đánh giá liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng. * Cải tiến quy trình/ chất lượng hệ thống và sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng: o Tổ chức và tham gia các buổi thảo luận về việc áp dụng và cải tiến việc áp dụng hệ thống quản lý tại công ty. o Tham gia các buổi họp về chất lượng sản phẩm tại nhà máy để cùng tìm nguyên nhận và đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề về chất lượng. |