Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Thạc sĩ Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế (hướng ứng dụng)

Kinh doanh quốc tế

Với phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn, chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh doanh quốc tế được thiết kế theo hướng thực hành, ứng dụng các kiến thức quản lý trong môi trường nhiều thay đổi vào việc giải quyết các hoạt động quản trị tại các doanh nghiệp và tổ chức có hoạt động quốc tế. Mục tiêu của chương trình là tạo ra những nhà quản lý chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước, có năng lực cạnh tranh trong nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam

Đối tượng người học

Những người đang hoặc dự định làm việc tại những doanh nghiệp kinh doanh và các cơ quan quản lý kinh doanh quốc tế 

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

I. Kiến thức chung: 11 tín chỉ

  • Triết học 
  • Ngoại ngữ 
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học 

II. Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành

Kiến thức chuyên ngành bắt buộc 

  • Kinh doanh toàn cầu trong kỷ nguyên số
  • Chiến lược tài chính và đầu tư quốc tế
  • Phân tích kinh doanh và dự báo
  • Quản lý vận hành và chuỗi cung ứng toàn cầu
  • Chiến lược kinh doanh toàn cầu

Kiến thức chuyên ngành tự chọn 

  • Quản trị nguồn nhân lực và lãnh đạo toàn cầu
  • Hành vi tiêu dùng, khách hàng số
  • Quản trị dịch vụ và kinh doanh số
  • Marketing dịch vụ
  • Marketing toàn cầu
  • Đạo đức trong kinh doanh và phát triển bền vững
  • Quản trị thương hiệu
  • Quản trị bán hàng và kinh doanh số
  • Marketing trong kỷ nguyên số
  • Thương mại trong kỷ nguyên số
  • Kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Quản trị nguồn cung ứng trong thương mại điện tử
  • Quản trị trong môi trường đa văn hóa
  • Kinh doanh gia đình

III. Thực tập và tốt nghiệp: 13 tín chỉ

  • Báo cáo chuyên đề thực tiễn: Xu hướng thay đổi của môi trường kinh doanh khu vực
  • Bài tập lớn: Thiết kế đề án ứng dụng trong kinh doanh
  • Đề án tốt nghiệp

Tổng cộng: 60 tín chỉ

Chuẩn đầu ra Kiến thức (Knowledge)

  • Hiểu kiến thức triết học cơ bản Hiểu những vấn đề ra quyết định trong hoạt động quản trị kinh doanh quốc tế
  • Hiểu các xu hướng vận động trong môi trường kinh doanh khu vực
  • Phân tích được sự tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức
  • Giải thích được những khác biệt trong hành vi, quyết định của người khác do sự ảnh hưởng của đa văn hóa

Chuẩn đầu ra Kỹ năng (Skills)

  • Nhận biết, thu thập, xử lý, và đánh giá thông tin khoa học từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho hoạt động quản lý
  • Áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào điều kiện cụ thể để tổ chức cải thiện hoạt động của tổ chức
  • Thích nghi và làm việc hiệu quả trong môi trường đa văn hóa
  • Sử dụng tiếng Anh để tham gia thảo luận hiệu quả Sử dụng thành thạo phần mềm phục vụ cho hoạt động phân tích kinh tế và kinh doanh (SPSS)

Chuẩn đầu ra Mức độ tự chủ và trách nhiệm (Autonomy and Responsibility)

  • Nhận trách nhiệm để đóng góp cho hiệu quả làm việc của tổ chức
  • Chủ động nghiên cứu phục vụ hoạt động quản lý
  • Có ý thức đóng góp vào sự phát triển xã hội, gìn giữ đạo đức kinh doanh Phát triển năng lực học tập suốt đời
  • Có ý thức trách nhiệm, tự chủ đánh giá và cải tiến hiệu quả hoạt động

Ngoài những chuẩn đầu ra trên, học viên tốt nghiệp đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

Các công ty xuất khẩu: Giám đốc kinh doanh/Trưởng/chuyên viên của các bộ phận chức năng như marketing, nhân sự, mua hàng/Chuyên gia phân tích xuất khẩu (Export analysts)

  • Quản lý và điều hành hoạt động xuất nhập khẩu và cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
  • Thiết lập và thực hiện các mục tiêu, chính sách, và thủ tục của phòng xuất nhập khẩu hoặc và của toàn công ty.
  • Chỉ đạo và giám sát hoạt động tài chính và ngân sách của phòng xuất nhập khẩu.
  • Đàm phán hoặc phê duyệt hợp đồng cũng như các thỏa thuận thương mại.
  • Kiểm soát và đánh giá hợp đồng, đơn hàng, chứng từ xuất nhập khẩu
  • Xây dựng kế hoạch, triển khai và quản lý quy trình xuất nhập khẩu
  • Tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa

Các nhà sản xuất hàng tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp toàn cầu: Trưởng/chuyên viên của các bộ phận chức năng như marketing, nhân sự, mua hàng/Đại diện tiếp thị quốc tế (International marketing representative)

  • Điều hành và thuyên triển nhân viên đề phát triển thị trường kinh doanh
  • Tuyển dụng nhân viên kinh doanh
  • Đánh giá và xác định các cơ hội mới để phát triển trong thị trường
  • Thiết lập kế hoạch bán hàng, lập kế hoạch kinh doanh của công ty hàng tháng và hàng năm.
  • Thực thi các chính sách hoa hồng đã được ban hành
  • Đề xuất chế độ khen thưởng và các chế độ về lương cho nhân viên.
  • Phân bổ chỉ tiêu kinh doanh cho từng nhân viên
  • Hoàn thành các chỉ tiêu về kinh doanh
  • Chịu trách nhiệm hoàn thành doanh số được giao
  • Chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và phân bổ chỉ tiêu kinh doanh.
  • Chiu trách nhiệm trong việc phát triển thị trường và thực hiên các kế hoạch kinh doanh
  • Chịu trách nhiệm trong việc tạo động lực làm việc cho nhân viên và phát triển năng lực bản thân.

Các tổ chức phát triển và xúc tiến thương mại: Đại diện tiếp thị quốc tế (International marketing representative)

  • Đề xuất phương án chi tiết, trực tiếp thực hiện hoặc hỗ trợ lãnh đạo trong tiếp cận, đàm phán, thiết lập quan hệ hợp tác về thương mại với các đối tác nước ngoài;
  • Xây dựng nội dung ký kết với các đối tác quốc tế
  • Thực hiện các công việc chuyên môn, hỗ trợ cho các đơn vị thành viên tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi cung ứng toàn cầu, các hệ thống thương mại điện tử toàn cầu, cũng như các chuỗi phân phối lớn, các trung tâm bán buôn và các chợ đầu mối của các quốc gia.
  • Trực tiếp thực hiện và hỗ trợ cấp trên thực hiện công tác kết nối cho tổ chức tiếp cận, đàm phán, ký kết thỏa thuận hợp tác thương mại với các đối tác quốc tế.
  • Thực hiện thủ tục xin giấy phép và hỗ trợ các đơn vị thành viên thực hiện thủ tục xin các giấy phép để xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài
  • Thực hiện công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường nước ngoài
  • Nghiên cứu, đóng góp ý kiến để xây dựng đề xuất góp ý vào nội dung đàm phán các FTA, thỏa thuận của Chính phủ.
  • Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại phục vụ cho các sản phẩm, dịch vụ của tổ chức.
  • Chuẩn bị nội dung cho đại diện Trung tâm tham gia các dự án, đề án, chương Trình quảng bá, kết nối thương mại.
  • Chỉ đạo xây dựng và thực hiện những chương trình xúc tiến thương mại chuyên biệt cho các mục tiêu, sản phẩm, dịch vụ trọng điểm của Tập đoàn.
  • Xây dựng, chỉnh sửa các quy chế, quy tắc, quy định, quy trình trong hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế.
  • Hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện những quy định về xúc tiến thương mại.

Cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ: Chuyên viên quan hệ quốc tế

  • Xây dựng và chuẩn bị các công tác hậu cần cho các sự kiện quan hệ quốc tế của tổ chức
  • Tiếp thị hình ảnh, sứ mệnh, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức trong các sự kiện
  • Xây dựng, duy trì và mở rộng các mối quan hệ quốc tế
  • Thực hiện giao dịch, liên hệ với các đối tác