Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Cử nhân Đại học chính quy chương trình Tài chính (Chương trình Tiếng Việt)

Tài chính

Chương trình Tài Chính trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, có thể đảm nhiệm các công việc quản trị tài chính ở các mức độ yêu cầu khác nhau cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần, và tại các công ty đa quốc gia. Người học cũng sẽ được cung cấp kiến thức sâu rộng về thị trường tài chính, phân tích và đầu tư trên thị trường tài chính để có thể đảm nhiệm các công việc đòi hỏi chuyên môn cao tại các định chế tài chính trung gian, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán và ngân hàng. Cử nhân tốt nghiệp chương trình Tài chính cũng sẽ được lĩnh hội các kỹ năng công nghệ thông tin cần thiết, khả năng làm việc độc lập, làm việc dưới áp lực cao, kỹ năng hợp tác, để có thể làm việc hiệu quả trong lĩnh vực tài chính mà hiện đang thay đổi rất nhanh. Người học sau khi tốt nghiệp cũng sẽ có sự am hiểu sâu sắc về kiến thức pháp luật trong lĩnh vực tài chính, thể hiện đạo đức nghề nghiệp, khả năng làm việc chuyên nghiệp, khả năng tự học và mong muốn học tập suốt đời.

Mã đăng ký xét tuyển KSA: 7340201_05

Mã đăng ký xét tuyển KSV: 7340201_02

Chỉ tiêu (KSA): 510

Chỉ tiêu (KSV): 35

Chương trình có đào tạo song ngành tích hợp (4,5 năm, 02 bằng cử nhân): Tài chính – Bảo hiểm (Xem chi tiết chương trình tại đây)

Xem video giới thiệu chương trình TẠI ĐÂY 

Loại hình đào tạo

Chương trình tiên tiến quốc tế

Là các chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế Châu Á (AUN-QA) hoặc Châu Âu (FIBAA)

Học phí chương trình tiên tiến xem TẠI ĐÂY

Đối tượng người học

Người học đã tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Học kỳLoại học phầnMôn học
Học kỳ 1
(16 tín chỉ)
Bắt buộc
  • Kinh tế vi mô (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Toán dành cho kinh tế và quản trị (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tiếng Anh 1 (4 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Triết học Mác – Lênin (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Luật kinh doanh (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 2
    (17 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Nguyên lý kế toán (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tiếng Anh 2 (4 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kinh tế chính trị Mác – Lênin (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học (2 tín chỉ)
  • Học kỳ 3
    (19 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Khởi nghiệp kinh doanh (1 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Khoa học dữ liệu (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tiếng Anh 3 (4 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kỹ năng mềm (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kế toán tài chính (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Lý thuyết tài chính (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 4
    (19 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Tiếng Anh 4 (4 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kinh tế lượng tài chính (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tài chính doanh nghiệp (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tài chính quốc tế (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Kế toán quản trị (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Luật doanh nghiệp (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Quản trị học (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Hoạch định thuế (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 5
    (21 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Đầu tư tài chính (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Điều hành công ty cổ phần và đạo đức trong tài chính (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Phân tích tài chính (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Sáp nhập, mua lại và tái cấu trúc doanh nghiệp (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tài chính công ty đa quốc gia (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tài chính doanh nghiệp nâng cao (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Quản trị và chiến lược ngân hàng (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 6
    (21 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Kinh tế lượng tài chính nâng cao (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tài chính định lượng (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Hoạch định ngân sách vốn đầu tư (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Quản trị rủi ro tài chính (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Đầu tư bất động sản (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Định giá doanh nghiệp (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Tài chính hành vi (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Công nghệ tài chính (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Thực hành quản trị rủi ro công ty (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Vốn cổ phần tư nhân và vốn đầu tư mạo hiểm (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Tài chính khởi nghiệp (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 7
    (10 tín chỉ)
    Tự chọn
  • Khóa luận tốt nghiệp (10 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Học kỳ doanh nghiệp (10 tín chỉ)
  • 1. Kiến thức:
    • Nhận biết và giải thích các Kiến thức nền tảng về kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật và môi trường kinh doanh.
    • Hiểu và giải thích một cách có hệ thống các Kiến thức về kinh tế, quản trị và kinh doanh, Tài chính – kế toán về hoạt động của doanh nghiệp.
    • Giải thích, áp dụng và phân tích một cách có hệ thống các kiến thức nền tảng từ lý thuyết áp dụng vào thực tiễn trong lĩnh vực tài chính.
    • Hiểu và áp dụng các kiến thức chuyên sâu về hoạt động quản lý tài chính trong doanh nghiệp.
    • Liên hệ (relate) giữa lý thuyết vào thực tiễn để hoạch định, phân tích và ra quyết định quản lý tài chính của doanh nghiệp.
    • Áp dụng và đối chiếu (contrast) từ các kiến thức chuyên sâu vào lĩnh vực tài chính doanh nghiệp qua một số hoạt động chuyên biệt trong một số trường hợp phù hợp với định hướng nghề nghiệp.
    2. Kỹ năng:
    • Có kỹ năng tổng hợp và tính toán để ra quyết định về quản trị tài chính doanh nghiệp.
    • Có kỹ năng sơ đồ hóa, phân tích dữ liệu lớn phục vụ tiến trình phân tích và ra quyết định trong phạm vi hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp.
    • Có kỹ năng thảo luận (discuss), trình bày (present) và giải thích (explain) các vấn đề thay đổi từ môi trường tác động lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    • Có kỹ năng học hỏi và kết hợp (combine) các thành viên trong nhóm để thảo luận và trình bày các giải pháp trong quản trị tài chính doanh nghiệp.
    3. Thái độ và đạo đức nghề nghiệp:
    • Người học có khả năng học hỏi và kết hợp với các bên có liên quan để tổ chức, phân tích, hoạch định và đưa ra giải pháp để giải quyết các vấn đề thuộc về lĩnh vực quản lý tài chính doanh nghiệp theo những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
    • Người học phát triển khả năng học hỏi và xây dựng (formulate) kế hoạch học tập trong lĩnh vực quản trị tài chính doanh nghiệp để phát triển khả năng tự học tập, nghiên cứu cho nghề nghiệp trước những thay đổi của môi trường tài chính toàn cầu.
    Ngoài những chuẩn đầu ra trên, sinh viên tốt nghiệp đạt các chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng như sau:
    • Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam
    • Đạt chứng chỉ tin học theo Quyết định số 175/QĐ-ĐHKT-ĐBCLPTCT ngày 02 tháng 02 năm 2023
    • Đạt chứng chỉ Giáo dục thể chất
    • Đạt chứng chỉ Giáo dục quốc phòng

    Cơ quan, tổ chức

    (Organization)

    Vị trí việc làm

    (Position)

    Mô tả công việc

    (Job description)

    – Các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước; Các công ty, tổng công ty, tập đoàn kinh tế, và tại các chi nhánh trực thuộc.

    Làm việc như là chuyên viên, chuyên gia tại Phòng Tài chính, phòng Kế toán tại tất cả các loại hình công ty, doanh nghiệp phi tài chính thuộc mọi thành phần kinh tế, trong và ngoài nước.

     

    – Tổng hợp, tìm kiếm các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác dự báo tài chính, dòng tiền của công ty

    – Hỗ trợ tính toán chi phí và toàn bộ rủi ro theo sau các giao dịch tài chính của công ty.

    – Giám sát các chương trình tài chính và hiệu quả quản lý để đảm bảo tất cả tuân thủ quy định của cơ quan chức năng các cấp có thẩm quyền.

    – Theo dõi và đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên kế toán và tài chính khác để đưa ra đề xuất và hành động kín chẳng hạn như phê duyệt và bác bỏ có hiệu lực.

    – Lập kế hoạch hoạt động tài chính khi cần để hỗ trợ triển khai công việc, kế hoạch hành động, các quy trình và mục tiêu của công ty.

    – Tổng hợp, lập báo cáo để nộp cho quản lý cấp cao hoặc chủ sở hữu về tình hình, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

    – Cập nhật kế hoạch hành động của tổ chức và chủ động kiểm toán và kế toán các tiêu chuẩn được chấp nhận.

    – Quản lý việc lập ngân sách, chuyển nhượng tài chính hay các hoạt động tài chính khác của công ty.

    – Tính toán tỷ lệ khấu hao được áp dụng cho tài sản cố định và đề xuất mua lại, sở hữu hay quản lý các tài sản đó.

    – Phân tích tranh chấp và đàm phản các bất đồng, mâu thuẫn.

    – Lên kế hoạch công việc và các hoạt động khác của nhân viên tài chính và tư vấn cho quản lý các chính sách tài khóa cũng như nội quy và quy định về tài chính của công ty.

    – Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên

    – Các Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng thương mại nhà nước, Công ty Bảo hiểm, Công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư, Công ty tài chính, và tất cả các loại hình định chế tài chính trung gian, các công ty tài chính khác.

    – Chuyên viên tín dụng thẩm định các loại dự án vay

    – Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng
    – Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng; Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi; Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp đồng tín dụng; Xử lý khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng
    – Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro.

    -Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
    -Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi
    -Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng; Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.

    – Chuyên viên quản trị rủi ro, đảm bảo chất lượng

    -Thẩm định đánh giá những rủi ro với các khoản vay giải ngân: xác định tình hình tài chính của các đối tượng gửi yêu cầu vay vốn, đặc trưng ngành và doanh nghiệp của các đơn vị vay vốn.

    – Xây dựng mô hình, các phương pháp tối ưu để thực hiện đo lường, đưa ra những chỉ số để tính toán, dự đoán tỉ lệ rủi ro

    – Trực tiếp xây dựng, triển khai hệ thống Mã thống kê, hệ thống cơ sở dữ liệu (data), thông tin kinh tế/ngành nghề làm cơ sở cho việc giám sát, đo lường rủi ro hoạt động

    – Đặt ra các phương pháp giải quyết vấn đề rủi ro

    – Chuyên viên thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối

    – Đề xuất xây dựng kế hoạch, quản lý chỉ tiêu kinh doanh ngoại tệ hàng năm khu vực/vùng phụ trách.

    -Trực tiếp và phối hợp với Kênh phân phối thuộc khu vực phụ trách tiếp thị, bán các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ

    – Phối hợp thiết kế, phát triển các sản phẩm, giải pháp, chính sách, chương trình bán hàng liên quan hoạt động kinh doanh ngoại tệ với khách hàng.

    – Kiểm tra các chứng từ giao dịch của khách hàng, doanh nghiệp.

    – Lưu trữ hồ sơ, giải quyết các vấn đề của khách hàng, doanh nghiệp.

    – Làm các nghiệp vụ thanh toán quốc tế: chuyển tiền, nhờ thu, thư tín, tài khoản,…

    – Lập báo cáo về các số liệu liên quan đến thanh toán quốc tế

    -Phối hợp với các bộ phận khác để giải quyết các vấn đề về thanh toán quốc tế một cách hiệu quả nhất.

    – Chuyên viên phân tích, tư vấn đầu tư tại các quỹ đầu tư

    -Nghiên cứu thị trường về lĩnh vực quản lý vốn, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán và các quy định, điều luật có liên quan.

    – Thu thập các thông tin về tài chính và đầu tư của các công ty, cổ phiếu, chứng khoán và các thông tin đầu tư khác.

    – Xem xét và phân tích các thông tin đầu tư tài chính thu thập được.

    – Sàng lọc thông tin, định giá, đánh giá cổ phiếu, đánh giá, phân tích rủi ro.

    – Đánh giá các rủi ro và cơ hội đầu tư, xác định cơ hội đầu tư tốt nhất.

    – Chuẩn bị các kế hoạch đầu tư cần thiết và các tài liệu đàm phán liên quan.

    – Lập các hoạt động, hướng dẫn và thủ tục đầu tư cơ bản; đảm bảo các giao dịch được tiến hành theo đúng các hướng dẫn và thủ tục của công ty.

    – Đảm bảo tuân thủ các hạn mức đầu tư, các thay đổi về quy định và chuẩn bị các báo cáo.

    – Chịu trách nhiệm xác định và theo dõi các vấn đề về đầu tư để hỗ trợ các khách hàng.

    – Chuyên viên môi giới chứng khoán

    -Thực hiện môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán nhằm nâng cao tần suất, mở rộng quy mô giao dịch của khách hàng

    – Chăm sóc, duy trì quan hệ với khách hàng hiện tại, tìm kiếm và phát triển khách hàng mới

    – Thực hiện tư vấn cho khách hàng về kĩ thuật giao dịch, chiến lược đầu tư, danh mục đầu tư, kế hoạch tài chính.

    – Thu thập, phân tích, cung cấp thông tin, hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch

    – Tiếp nhận thu thập ý kiến đóng góp, phản hồi của khách hàng

    – Chuyên gia phân tích tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…

    – Phân tích công ty và các cơ hội thị trường.

    – Theo dõi các khoản đầu tư.

    – Tìm kiếm, đề xuất phương án, giải pháp đầu tư có hiệu quả cho công ty

    – Xây dựng các sản phẩm đầu tư.

    – Tìm kiếm, thẩm định và đề xuất các cơ hội đầu tư phù hợp với tiêu chí đầu tư của Công ty.

    – Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành và thực hiện các báo cáo định giá, phân tích về ngành theo yêu cầu.

    – Trường đại học, cao đẳng, viện đào tạo, viện nghiên cứu trong và ngoài nước

    Giảng viên giảng dạy tất cả các môn học về tài chính tại các viện đào tạo, các trường Đại học, Cao đẳng; Chuyên gia nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về Tài chính – Ngân hàng nói chung và Tài chính nói riêng trên khắp mọi miền đất nước hay tại các trường đại học, viện nghiên cứu ở nước ngoài.

    – Về giảng dạy:

    +Tham gia thực hiện xây dựng kế hoạch giảng dạy cũng như đề cương các môn học, thiết kế các tài liệu phục vụ cho quá trình giảng dạy

    + Giảng dạy, hướng dẫn sinh viên có kĩ năng cho việc tự học, tự nghiên cứu, thảo luận về khoa học cũng như tham gia các hoạt động thực tế, thực tập, khóa luận tốt nghiệp

    + Luôn chủ động tìm hiểu về trình độ kiến thức của sinh viên từ đó có thể bổ sung nền tảng kiến thức tốt nhất, xây dựng cho quá trình học tập, giảng dạy của sinh viên.

    +Tham gia công tác đánh giá về kết quả học tập của sinh viên cũng như đánh giá về hiệu quả giảng dạy của chính bản thân

    – Về Nghiên cứu:

    + Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, đề tài khoa học theo sự phân công của Khoa.

    + Tham gia nghiên cứu khoa học để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, biên soạn tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo phục vụ công việc giảng dạy cũng như cải tiến quá trình giảng dạy

    + Tham gia viết các bài đăng tạp chí, các hội nghị hội thảo liên quan đến chuyên ngành

    + Chịu trách nhiệm đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên và tham gia  kiểm định chất lượng cho chính việc đào tạo

    +Thực hiện theo sự phân công của lãnh đạo về các hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu trao đổi kiến thức

    – Về bỗi dưỡng, nâng cao trình độ:

    + Chủ động học tập, tham gia các kháo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn cũng như các kĩ năng về ngoại ngữ, tin học.

    Cơ quan nhà nước, chính phủ, và các đơn vị hành chánh sự nghiệp, các tổng cục, cục, vụ, ban ngành và các cơ quan các cấp trực thuộc Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Chi cục Thuế tại các tỉnh thành, trung ương, cũng như các Bộ ngành khác và các cơ quan trực thuộc tại tất cả các tỉnh thành, quận huyện.

    Làm việc tại phòng tài chính – kế toán như là chuyên viên, chuyên viên cao cấp, hay chuyên gia tại các đơn vị hành chính sự nghiệp có phòng tài chính – kế toán, các cơ quan ban ngành chính phủ ở tất cả các cấp.

    – Tham gia, phối hợp thực hiện việc xây dựng và triển khai kế hoạch Tài chính hàng năm của cơ quan, Ban , Ngành…

    – Tham gia xây dựng các quy chế quản lý tài chính, các định mức khoán chi phí cho các đơn vị trực thuộc, các cơ chế tài chính…

    – Cập nhật kịp thời và nắm vững các quy định , chính sách quản lý tài chính, chính sách thuế của Nhà nước…

    – Theo dõi giám sát các khoản thu/ chi tài chính, mua sắm tài sản, trang thiết bị của cơ quan…

    – Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính – kế toán của Nhà nước và nội bộ đơn vị.