Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Cử nhân Đại học chính quy chương trình Kế toán doanh nghiệp (Chương trình Tiếng Việt)

Kế toán doanh nghiệp

Chương trình Cử nhân Kế toán doanh nghiệp cung cấp kiến thức chuyên sâu về kế toán theo các quy định Việt Nam và thông lệ quốc tế, kiến thức quản trị doanh nghiệp trên cơ sở vận dụng thông tin kế toán và các kiến thức bổ trợ liên quan đến kinh tế, quản trị, tài chính và thuế để người học có nhiều lựa chọn nghề nghiệp khác nhau, ở nhiều loại hình tổ chức trong xã hội. Với triết lý giáo dục khai phóng, chương trình được thiết kế cân đối giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ, giữa lý thuyết và thực tiễn để giúp người học sau khi tốt nghiệp trở thành nhân lực kế toán có chất lượng cao, được bồi dưỡng toàn diện năng lực giao tiếp trong môi trường làm việc sử dụng tiếng Anh, năng lực tư duy phản biện, năng lực xây dựng chiến lược, quản lý và giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh liên quan đến hoạt động kế toán ở tầm vi mô. Mục tiêu cốt lõi của chương trình đào tạo là truyền thụ niềm đam mê để người học tiếp tục học tập, nghiên cứu trong nghề nghiệp kế toán, có ý thức tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, có năng lực phát triển nghề nghiệp trong nước, hoặc khu vực Châu Á trong tiến trình Việt Nam hội nhập lao động quốc tế.

Mã đăng ký xét tuyển (KSA): 7340301_03 

Mã đăng ký xét tuyển (KSV): 7340301 

Chỉ tiêu (KSA): 620

Chỉ tiêu (KSV): 60

Xem video giới thiệu chương trình TẠI ĐÂY

Chương trình có đào tạo song ngành tích hợp (4,5 năm, 02 bằng cử nhân): Kế toán doanh nghiệp – Thuế (Xem chi tiết chương trình tại đây)

Loại hình đào tạo

Chương trình tiên tiến quốc tế

Là các chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế Châu Á (AUN-QA) hoặc Châu Âu (FIBAA)

Học phí chương trình tiên tiến xem TẠI ĐÂY

Đối tượng người học

Người học đã tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Học kỳ
(dự kiến)
Loại học phầnMôn học
Học kỳ 1
(19 tín chỉ)
Bắt buộc
  • Hệ thống thuế Việt Nam (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kinh tế vi mô (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Luật kinh doanh (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Toán dành cho kinh tế và quản trị (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Triết học Mác – Lênin (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tiếng Anh tổng quát (4 tín chỉ)
  • Học kỳ 2
    (19 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Kinh tế chính trị Mác – Lênin (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Nghiên cứu khoa học và kỹ năng viết học thuật (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Nguyên lý kế toán (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Nhập môn tâm lý học (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tiếng Anh lĩnh vực Kinh doanh (HP1) (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 3
    (21 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kế toán công (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kế toán tài chính căn bản (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Khoa học dữ liệu (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tài chính doanh nghiệp (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Thông tin chi phí phục vụ ra quyết định (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Phát triển bền vững (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tiếng Anh lĩnh vực Kinh doanh (HP2) (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 4
    (19 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Hệ thống thông tin kế toán (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kế toán quản trị (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kế toán tài chính nâng cao theo IFRS (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kế toán tài chính theo IFRS (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kiểm toán căn bản (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tư duy thiết kế (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ)
  • Học kỳ 5
    (22 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • An toàn thông tin kế toán (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kế toán tài chính Việt Nam (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kiểm toán báo cáo tài chính (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kỹ năng mềm (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Phân tích báo cáo tài chính (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kế toán tập đoàn (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Kế toán tài chính ứng dụng (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 6
    (14 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Khởi nghiệp kinh doanh (1 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Phân tích dữ liệu trong kế toán (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Khóa luận tốt nghiệp (10 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Học kỳ doanh nghiệp (10 tín chỉ)
  • Học kỳ 7
    (9 tín chỉ)
    Tự chọn
  • Chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Đo lường thành quả và báo cáo môi trường, xã hội, quản trị công ty (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Kiểm soát nội bộ (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Kiểm toán công nghệ thông tin (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Quản trị rủi ro tài chính (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Thanh toán quốc tế (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Thuế tài sản (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Tổ chức công tác kế toán trong môi trường công nghệ thông tin (3 tín chỉ)
  • 1. Kiến thức:
    • Hiểu biết về môi trường chính trị, môi trường kinh doanh, hệ thống pháp luật và có những hiểu biết kiến thức nền tảng liên quan đến quản trị, tài chính, thuế, để giải quyết các tình huống kinh doanh trong thực tiễn.
    • Hiểu về quản trị chiến lược trong đơn vị để giải thích tình hình tài chính hiện tại và định hướng cho tương lai.
    • Vận dụng sáng tạo kiến thức về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểm toán và quản trị tài chính để có thể quản trị các nguồn lực tài chính trong đơn vị.
    • Thiết kế mô hình đo lường, đánh giá thành quả hoạt động phục vụ cho việc ra quyết định và mục tiêu phát triển bền vững của đơn vị.
    • Phân tích, thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và đảm bảo an toàn thông tin kế toán trong đơn vị.
    • Vận dụng kỹ thuật lập và phân tích báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và theo chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế cho các đơn vị thuộc khu vực công và khu vực tư.
    • Ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức hệ thống thông tin kế toán và phân tích dữ liệu kế toán nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản lý ra quyết định.
    • Tổ chức công tác kế toán thuộc các cấp độ khác nhau của các lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế.
    2. Kỹ năng:
    • Giải quyết các bài toán kinh doanh và các tình huống kế toán phát sinh trong thực tế, đồng thời có thể ra quyết định khi cần thiết.
    • Nghiên cứu, tư duy phản biện để phân tích vấn đề một cách khoa học từ đó tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề hợp lý nhất hoặc có hướng xử lý sáng tạo.
    • Trình bày văn bản và giao tiếp trong kinh doanh hiệu quả.
    • Làm việc nhóm thể hiện qua năng lực ảnh hưởng, thương lượng, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
    • Lãnh đạo, tạo việc làm cho mình và người khác để cùng nhau hoạt động có hiệu quả.
    • Sử dụng thành thạo ngoại ngữ ở bậc 4/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam để có thể giao tiếp trong môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế và tiếp cận kiến thức kế toán quốc tế.
    3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:
    • Tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, sự khác biệt xã hội và tuân thủ các quy định của pháp luật, của đơn vị làm việc.
    • Lập kế hoạch công việc, đánh giá và cải tiến liên tục hoạt động, bảo vệ được kết luận chuyên môn của cá nhân.
    • Hợp tác trong công việc với cộng sự và có ý thức chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với tập thể.
    • Hình thành thái độ và năng lực học tập suốt đời.
    Ngoài những chuẩn đầu ra trên, sinh viên tốt nghiệp đạt các chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng như sau:
    • Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam
    • Đạt chứng chỉ tin học theo Quyết định số 175/QĐ-ĐHKT-ĐBCLPTCT ngày 02 tháng 02 năm 2023
    • Đạt chứng chỉ Giáo dục thể chất
    • Đạt chứng chỉ Giáo dục quốc phòng

    Cơ quan, tổ chức

    (Organization)

    Vị trí việc làm

    (Position)

    Mô tả công việc

    (Job description)

    Doanh nghiệp khu vực tư và khu vực công

    – Kế toán tài chính theo phần hành

    – Kế toán tài chính tổng hợp

    – Kế toán quản trị

    – Kiểm soát nội bộ

    – Thiết kế hệ thống thông tin kế toán, ghi chép, lập sổ sách, lập báo cáo tài chính;

    – Phân tích thông tin kế toán để phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý cấp cao;

    – Tổng hợp, phân tích các số liệu kế toán để làm báo cáo quản trị;

    – Tham mưu cho lãnh đạo về công tác kiểm soát hoạt động tài chính;

    – Giám sát hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị.

    Công ty kiểm toán độc lập

    Kiểm toán độc lập

    – Lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để thu thập các bằng chứng làm cơ sở cho việc phát hành báo cáo kiểm toán;

    – Thực hiện soát xét báo cáo tài chính và các dịch vụ đảm bảo;

    – Đánh giá và góp ý về kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.

    Chuyên viên tư vấn thuế, kiểm toán hệ thống thông tin

    – Soát xét và tư vấn lập kế hoạch thuế cho khách hàng.

    – Kiểm toán môi trường công nghệ thông tin, soát xét hệ thống thông tin của khách hàng.

    Tổ chức tài chính, ngân hàng

    – Chuyên viên phân tích

    – Kiểm soát nội bộ

    – Phân tích và tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác quản trị hiệu quả dòng tiền dự án;

    – Nghiên cứu, phân tích hiệu quả đầu tư dự án;

    – Thực hiện, quản lý, theo dõi việc huy động vốn, tìm nguồn tài trợ cho việc đầu tư phát triển dự án;

    – Tham gia bộ phận kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng.

    Doanh nghiệp phát triển và triển khai phần mềm

    – Chuyên viên phân tích và phát triển hệ thống thông tin kế toán

    – Chuyên viên tư vấn và triển khai các phần mềm ứng dụng trong hệ thống thông tin kế toán

    – Tham gia nhóm thiết kế, tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị khách hàng;

    – Tư vấn lựa chọn phần mềm ứng dụng trong hệ thống thông tin kế toán cho khách hàng;

    – Cấu hình, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, phần mềm ứng dụng trong công tác kế toán theo yêu cầu của khách hàng;

    Cơ quan quản lý nhà nước

    – Cán bộ quản lý thuế

    – Kế toán tài chính theo phần hành

    – Kiểm toán viên nhà nước

    – Tham gia quản lý thuế tại các Cục, Chi cục thuế;

    – Hạch toán kế toán hành chính sự nghiệp, lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính, theo dõi thu chi và dòng tiền, phân tích hiệu quả của các hoạt động dịch vụ tại đơn vị công;

    – Lập dự toán ngân sách nhà nước;

    – Kiểm toán các đơn vị tài chính công, các dự án đầu tư công.

    Cơ sở giáo dục và Viện nghiên cứu

    – Giảng viên

    – Chuyên viên nghiên cứu

    – Giảng dạy các môn học kế toán, kiểm toán tại các trường đại học, cao đẳng.

    – Nghiên cứu phân tích kinh tế vĩ mô, làm việc với bộ dữ liệu lớn.