Chương trình thạc sĩ MBA – Quản trị kinh doanh (hướng Quản trị Công nghệ – Management of Technology) giúp học viên sau khi tốt nghiệp trở thành các nhà quản lý công nghệ – kỹ thuật, chuyên gia quản trị công nghệ kỹ thuật với kiến thức cập nhật và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; làm việc tại các tổ chức như doanh nghiệp sản xuất, cơ quan nhà nước, tổ chức công và tổ chức phi lợi nhuận khác.
Chương trình này phù hợp với học viên đang hoặc dự định làm việc tại các vị trí CTO (Giám đốc Công nghệ/Giám đốc Kỹ thuật); CIO (Giám đốc Công nghệ thông tin)
Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
I. Kiến thức chung 11
II. Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành
Kiến thức Cơ sở ngành
Kiến thức chuyên ngành
Kiến thức ngành tự chọn Nhóm 1 (Chọn 1 trong 3 học phần)
Nhóm 2 (Chọn 1 trong 3 học phần)
III. Chuyên đề – nghiên cứu: 6 tín chỉ
IV. Luận văn tốt nghiệp: 7 tín chỉ
Tổng cộng: 60 tín chỉ
Chuẩn đầu ra Kiến thức (Knowledge)
Chuẩn đầu ra Kỹ năng (Skills)
Chuẩn đầu ra Mức độ tự chủ và trách nhiệm (Autonomy and Responsibility)
Ngoài những chuẩn đầu ra trên, học viên tốt nghiệp đạt các chuẩn đầu ra như sau:
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhiệm công việc như sau:
Cơ quan, tổ chức (Organization) | Vị trí việc làm (Position) | Mô tả công việc (Job description) |
Các công ty khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về mô hình quản trị, điều hành hoạt động sản xuất và kinh doanh | Nhà sáng lập | Sáng lập hoặc tham gia điều hành các công ty khởi nghiệp và áp dụng các mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo kết hợp với quản lý kỹ thuật – công nghệ để tinh gọn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty; |
Các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước. | Quản lý/Giám đốc điều hành | – Tham gia điều hành hoạt động quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp; – Đề xuất, lựa chọn các chiến lược kinh doanh đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu phát triển cho doanh nghiệp; – Ứng dụng các công nghệ thông minh của cách mạng công nghiệp 4.0 vào quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; |
Các công ty trong nước hoặc các tập đoàn đa quốc gia. | Chuyên gia đàm phán thương mại. | Tham gia đàm phán, thương thảo các chiến lược hợp tác, kinh doanh giữa các công ty, tập đoàn với nhau; |
Viện nghiên cứu, các đơn vị hành chính công (Bộ, Sở, Ngành,…), các công ty đa quốc gia. | Chuyên gia xây dựng chiến lược kinh doanh | – Tham gia lập dự án và thẩm định các đề án nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ, dự án kinh doanh; – Thực hiện thu thập, phân tích, đánh giá các số liệu kinh tế vĩ mô, từ đó hoạch định các chính sách, chiến lược kinh doanh quốc tế; – Đề xuất và triển khai các chiến lược kinh doanh cho các công ty dựa trên các xu thế thương mại và công nghệ hiện nay trên thế giới. |
Đại học Kinh tế TP.HCM © 2021. All Right Reserved.