Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Hướng nghiệp bền vững 5.0 – Empowering Tomorrow: ‘Chọn nghề cần dựa trên giá trị hạnh phúc’

Giá trị hạnh phúc công việc mang lại là một trong những yếu tố quan trọng khi lựa chọn ngành, nghề trước ngưỡng cửa đại học, theo chuyên gia chia sẻ tại hai tọa đàm hướng nghiệp Empowering Tomorrow.

Chương trình do Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh(UEH) kết hợp với fanpage Trường Người Ta tổ chức. Empowering Tomorrow có sự góp mặt của PGS.TS. Bùi Quang Hùng – Phó Giám đốc UEH và bà Phạm Thị Phương Khanh – Giám đốc Marketing của Navigos Group Vietnam (đơn vị sở hữu Vietnamworks).

Hai chuyên gia đã phân tích cho học sinh ba chữ “hiểu” cần xác định trước khi lựa chọn ngành nghề, trường đại học, gồm: hiểu bản thân, hiểu thị trường và hiểu các đại học đào tạo ngành, nghề như thế nào. Qua đây, phụ huynh, thầy cô THPT, THCS cũng có thể tiếp nhận nhiều thông tin, giải pháp để đồng hành cùng con trong quá trình hoạch định tương lai.

Empowering Tomorrow số đầu tiên có sự tham gia của PGS.TS. Bùi Quang Hùng – Phó Giám đốc UEH, bà Phạm Thị Phương Khanh – Giám đốc Marketing của Navigos Group Vietnam và MC Tuyền Tăng (từ phải sang).

Trong số đầu tiên, các diễn giả phân tích sâu vào chủ đề hiểu bản thân và thị trường. Sau nhiều năm nghiên cứu, bà Phạm Thị Phương Khanh nhận định, mỗi người nên xác định giá trị hạnh phúc công việc đem lại cho bản thân. Trên thực tế, nhiều người có chung một hành trình phát triển sự nghiệp với ba cấp độ khác nhau.

Empowering Tomorrow do Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) kết hợp với báo VnExpress, fanpage Trường Người Ta đồng tổ chức, phát sóng trực tiếp trên kênh fanpage UEH, Youtube UEH Channel, fanpage VnExpress và Trường Người Ta. 

Hướng nghiệp là hoạt động cần thiết để phát triển bền vững cho tương lai của thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh THCS và THPT. Theo đó, với chủ đề “Hướng nghiệp bền vững 5.0”, chương trình gồm hai tập với mục tiêu giúp học sinh đưa ra quyết định chọn ngành nghề, trường đại học phù hợp. Đây là cột mốc quan trọng, đòi hỏi các em ở độ tuổi vị thành niên cần có cái nhìn tổng quan hơn về bản thân, thị trường và hệ thống giáo dục. 

“5.0 – kỷ nguyên của một xã hội siêu thông minh” là điều sẽ diễn ra với mốc thời gian được xác định là 2035 hoặc có thể sớm hơn. Điều này dẫn tới sự bùng nổ của nhiều từ khóa như “sự lên ngôi của hàng loạt siêu công nghệ”, “nâng cao tương tác giữa người và máy”, “đặt con người làm trung tâm”… Sự thay đổi này tác động đến con người, thị trường lao động và cách các đại học thiết kế chương trình đào tạo. 

Do đó, Empowering Tomorrow cùng dàn chuyên gia sẽ giúp học sinh giải đáp các thắc mắc, hướng tới ba chữ “hiểu”, gồm: hiểu bản thân, hiểu thị trường và hiểu các đại học đào tạo ngành, nghề như thế nào. Qua đây, phụ huynh, thầy cô THPT, THCS cũng có thể tiếp nhận nhiều thông tin, giải pháp để đồng hành cùng con trong quá trình hoạch định tương lai. 

Số đầu tiên của chương trình gồm hai khách mời. Trong đó, PGS.TS. Bùi Quang Hùng là Phó Giám đốc UEH. Bà Phạm Thị Phương Khanh đảm nhiệm vị trí Giám đốc Marketing của Navigos Group Vietnam. Đơn vị này sở hữu Vietnamworks, một trong những trang web cung cấp thông tin việc làm đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam. 

Dưới sự dẫn dắt của MC Tuyền Tăng và câu chuyện trải nghiệm của cô, các chuyên gia sẽ chia sẻ về cách xác định lĩnh vực, ngành học bắt đầu năng khiếu, năng lực, sở thích và đặc biệt là thiên hướng cá nhân. Từ những điều này, phụ huynh có thể đồng hành và tôn trọng quyết định của con, thay vì áp đặt theo quan điểm cá nhân. 

Theo PGS.TS. Bùi Quang Hùng, việc xác định đúng thiên hướng có tác động rất lớn đến kết quả chọn đúng ngành nghề. Do đó, trong tọa đàm này, ông sẽ đưa ra một số phương pháp và công cụ giúp người trẻ khám phá bản thân chính xác hơn. 

Với góc nhìn từ phía doanh nghiệp, bà Phạm Thị Phương Khanh sẽ giúp người xem hiểu hơn về thị trường lao động. Bà đưa ra câu trả lời cho các bài toán như thị trường sẽ thay đổi như thế nào, yêu cầu người lao động thích ứng ra sao, kỹ năng nào cần thiết cho kỷ nguyên 5.0… Với những thông tin từ Giám đốc Marketing của Navigos Group Vietnam, các bạn trẻ có thể tích lũy kinh nghiệm, chuẩn bị bộ kỹ năng và phát triển bản thân bền vững để thích ứng với sự biến đổi khó lường của thị trường.

Bên cạnh đó, các khách mời cũng chia sẻ quan điểm về việc sinh viên ra trường làm trái ngành, trái nghề và làm thế nào khi lựa chọn không đúng trong thời điểm chuyển giao từ giáo dục phổ thông lên đại học. Hai diễn giả đưa ra nhiều giải pháp, lời khuyên cho các bạn trẻ khi vướng phải tình trạng này dựa trên thực tế thị trường và lộ trình sự nghiệp của người lao động.

Ở số tiếp theo của Empowering Tomorrow, chương trình sẽ khai thác chủ đề “Hiểu cơ hội và lựa chọn đại học 5.0 ngày nay mang lại”. Qua đó, học sinh và phụ huynh có góc nhìn toàn diện hơn về những lựa chọn và cơ hội trong tương lai. 

Tin, ảnh: Phòng Marketing – Truyền thông, Báo VnExpress.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đầu tiên là tìm được một công việc để làm, tức, đơn thuần chinh phục một vị trí giúp bản thân trang trải cuộc sống cơ bản. Đây là nhu cầu đầu tiên trên hành trình sự nghiệp.

Sau khi có thể tự đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cuộc sống, con người thường suy nghĩ đến sự nghiệp mình muốn theo đuổi. Người lao động sẽ đặt ra một số câu hỏi như bản thân phát triển như thế nào, có được tiến bộ mỗi ngày không, lộ trình thăng tiến ra sao, mức thu nhập tăng trưởng bao nhiêu phần trăm…

Nhân sự sẽ bước đến cấp độ cuối cùng khi đã làm việc lâu năm. Theo bà, lúc này, mọi người sẽ nhìn nhận đến giá trị hạnh phúc trong công việc (inner calling), tức ý nghĩa công việc đó mang lại cho bản thân là gì.

“Ví dụ, tôi yêu thích những công việc đóng góp giá trị cho cộng đồng xã hội. Do đó, xuất phát từ việc mình muốn giúp mọi người xung quanh phát triển sự nghiệp, tôi sẽ xem những công việc nào có thể mang lại giá trị đó. Đây là điều sẽ giúp bản thân hạnh phúc”, bà phân tích.

Giám đốc Marketing của Navigos Group Vietnam nhấn mạnh, việc đưa khái niệm này vào việc hướng nghiệp từ giai đoạn trung học là điều rất cần thiết. Bởi lẽ, qua quá trình quan sát thị trường, bà nhận thấy có nhiều trường hợp, dù đã làm đến vị trí cấp cao, trải qua hai cấp độ đầu tiên, những người này vẫn không cảm thấy hạnh phúc và quay trở lại tìm hiểu điều gì khiến bản thân hạnh phúc, từ đó, quyết định đi một con đường mới.

“Nếu có được điều này ngay từ những bước đầu, học sinh sẽ có một hành trình sự nghiệp hạnh phúc sớm hơn. Đó là lý do tôi đưa ra khái niệm quan tâm tới giá trị hạnh phúc công việc mang lại trong hành trình ‘hiểu bản thân’ của người trẻ”, bà nói thêm.

Hai chuyên gia phân tích cách hiểu bản thân, giúp học sinh chọn ngành đại học phù hợp hơn.

Tuy nhiên, để trải qua trọn vẹn ba cấp độ này, học sinh vẫn nên xuất phát từ thấu hiểu chính mình. PGS.TS Bùi Quang Hùng nhận định, việc hiểu năng lực, sở trường, sở thích là điều rất rất khó bởi những điều này có thể thay đổi theo thời gian. Một học sinh trung học khó có thể thực sự xác định đúng đắn.

Thiên hướng, sở thích, năng lực sẽ được tích lũy qua trải nghiệm học tập, làm việc và gắn với môi trường xung quanh, đòi hỏi mỗi cá nhân phải thấu hiểu bản thân. Tuy nhiên, thay vì đi vào chi tiết là mình thích gì, năng lực thế nào… học sinh nên tiếp cận theo hai mặt của một vấn đề. Ví dụ, bạn là người thiên về lý trí hay cảm xúc; thích tính toán hay văn học; ưa sáng tạo hay quy trình hệ thống; là người toàn diện hay tỉ mỉ…

“Khi xác định được như vậy, các em có thể tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và có năng lực để thay đổi trước thách thức nghề nghiệp trong tương lai”, ông chia sẻ.

Công cụ Khám phá thiên hướng cá nhân, xác định ngành, nghề hay nhìn lại hành trình nghề nghiệp của mình. Công cụ mang tên UEH Hiểu về bạn – dựa trên nền tảng khoa học MBTI & Holland. Quét mã hoặc tìm kiếm “Hiểu về bạn” tại Zalo

PGS.TS Bùi Quang Hùng cũng nhấn mạnh vai trò của cha mẹ và thầy cô trong quá trình này. Những người thân cận nhất với học sinh cũng cần thấu hiểu và tôn trọng các em, thay vì áp đặt lựa chọn theo mong cầu của mình.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, việc hiểu bản thân là chưa đủ. Học sinh và phụ huynh nên tìm hiểu về thị trường. Trong thời kỳ bất định, việc thế giới thay đổi nhanh chóng đã tạo nên sự đào thải đối với một số công việc mang tính lặp lại, máy móc có thể thay thế con người thực hiện, đồng thời, tạo nên nhiều nghề nghiệp mới.

Do đó, để thích ứng với sự bất định, người trẻ cần nắm được những công việc có thể biến mất trong tương lai hay sẽ trở thành xu thế. Song song, các em cần chọn con đường có thể giúp bản thân trang bị bộ kỹ năng để thích ứng nhanh trước những biến đổi.

“Học tập suốt đời, tích lũy kiến thức liên tục và khả năng tự học là yếu tố cơ bản để chúng ta thấy rằng thay đổi môi trường làm việc, nghề nghiệp là điều hoàn toàn bình thường. Nghề nghiệp bền vững khi cá nhân tạo ra giá trị hạnh phúc trong công việc”, PGS.TS Bùi Quang Hùng nói thêm.

Ngoài ra, hai diễn giả cũng chia sẻ nhiều kỹ năng mang tính bền vững khác trong Empowering Tomorrow số đầu tiên, từ đó, giúp học sinh mở ra chữ “hiểu” thứ ba: hiểu ngành học và cách đại học đào tạo trong kỷ nguyên 5.0.

Trong Empowering Tomorrow tập hai, các chuyên gia chia sẻ tầm ảnh hưởng của công nghệ đến các ngành nghề khác trong cuộc sống ngày càng lớn, đòi hỏi các đơn vị giáo dục đại học cần có sự đổi mới sáng tạo để bắt nhịp với xu thế thị trường, giúp người học hội nhập nhanh hơn.



tập đầu tiên, PGS.TS. Bùi Quang Hùng – Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) và bà Phạm Thị Phương Khanh – Giám đốc Marketing của Navigos Group Vietnam (đơn vị sở hữu Vietnamworks) đã hướng dẫn các bạn trẻ cách để hiểu bản thân và các kỹ năng đáp ứng, thích nghi với thị trường lao động bất định. 

Tiếp nối hành trình giúp học sinh tìm ra ba chữ “hiểu”, gồm: hiểu bản thân, hiểu thị trường, hiểu các đại học đào tạo ngành, nghề như thế nào, hai chuyên gia này cùng PGS.TS. Trần Hà Minh Quân, Viện trưởng Viện đào tạo quốc tế ISB sẽ đưa ra góc nhìn đa chiều về thị trường và cách các trường đại học thiết kế chương trình đào tạo, triển khai giảng dạy để theo kịp xu hướng trong xã hội bất định. 

Theo PGS.TS. Bùi Quang Hùng, giáo dục đại học ngày này được xây dựng dựa trên hai yếu tố: đón đầu xu hướng thời đại và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Theo đó, các trường đại học sẽ có sự thay đổi đáng kể trong việc xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tác động đa chiều, khu vực và quốc tế. Tức, sinh viên sau khi ra trường có đủ kỹ năng để phát triển trong cả thị trường nội địa và toàn cầu. 

Bà Phạm Thị Phương Khanh cũng nhận định, thay vì tìm đến những trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội hay TP. HCM, người lao động có thể phát triển tại các thị trường lao động địa phương tiềm năng khi trang bị đầy đủ bộ kỹ năng cần thiết ở bậc đại học và am hiểu bối cảnh. 

PGS. TS. Trần Hà Minh Quân nhấn mạnh, nếu như các thế hệ trước như Gen X, Gen Y có tư duy nhất nghệ tinh, nhất thân vinh gắn liền với tư duy ổn định hành trình nghề nghiệp, thì thế hệ mới Gen Alpha hoặc những thế hệ sau này được dự đoán rằng sẽ có lộ trình nghề nghiệp thay đổi ít nhất từ một đến hai lần với những lĩnh vực không liên quan hoặc liên quan gần. Đó là lý do, các đại học nỗ lực trang bị tri thức đa lĩnh vực cho người học thế hệ mới là để sẵn sàng cho các bước chuyển mình này.

Như vậy, trước sự thay đổi về xu hướng đào tạo và sự dịch chuyển của thị trường, học sinh sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn và cần hiểu rõ về nội dung, phương pháp các trường giảng dạy trước khi đưa ra quyết định cho giai đoạn chuyển giao trung học phổ thông lên đại học. Điều này sẽ được các chuyên gia giải đáp trong tọa đàm Empowering Tomorrow số thứ hai. 

Empowering Tomorrow do Đại học Kinh tế TP HCM (UEH) kết hợp với báo VnExpress, fanpage Trường Người Ta đồng tổ chức, phát sóng trực tiếp trên kênh fanpage UEH, Youtube UEH Channel, fanpage VnExpress và Trường Người Ta.

Hướng nghiệp là hoạt động cần thiết để phát triển bền vững cho tương lai của thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh THCS và THPT. Theo đó, với chủ đề “Hướng nghiệp bền vững 5.0”, chương trình gồm hai tập với mục tiêu giúp học sinh đưa ra quyết định chọn ngành nghề, trường đại học phù hợp. Đây là cột mốc quan trọng, đòi hỏi các em ở độ tuổi vị thành niên cần có cái nhìn tổng quan hơn về bản thân, thị trường và hệ thống giáo dục.

“5.0 – kỷ nguyên của một xã hội siêu thông minh” là điều sẽ diễn ra với mốc thời gian được xác định là 2035 hoặc có thể sớm hơn. Điều này dẫn tới sự bùng nổ của nhiều từ khóa như “sự lên ngôi của hàng loạt siêu công nghệ”, “nâng cao tương tác giữa người và máy”, “đặt con người làm trung tâm”… Sự thay đổi này tác động đến con người, thị trường lao động và cách các đại học thiết kế chương trình đào tạo.

Do đó, Empowering Tomorrow cùng dàn chuyên gia sẽ giúp học sinh giải đáp các thắc mắc, từ đó, đưa ra quyết định đúng đắn trước ngưỡng cửa đại học. Qua đây, phụ huynh cũng có thể tiếp nhận nhiều thông tin, giải pháp để đồng hành cùng con trong quá trình hoạch định tương lai.

Tin, ảnh: Phòng Marketing – Truyền thông, Báo VnExpress.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PGS.TS. Trần Hà Minh Quân nhấn mạnh, nếu như các thế hệ trước như Gen X, Gen Y có tư duy nhất nghệ tinh nhất thân vinh gắn liền với tư duy ổn định hành trình nghề nghiệp, thì thế hệ mới Gen Alpha hoặc những thế hệ sau này được dự đoán rằng sẽ có lộ trình nghề nghiệp thay đổi ít nhất từ một đến hai lần với những lĩnh vực không liên quan hoặc liên quan gần. Đó là lý do, các đại học nỗ lực trang bị tri thức đa lĩnh vực cho người học thế hệ mới là để sẵn sàng cho các bước chuyển mình này.

Hai chuyên gia cùng PGS.TS. Trần Hà Minh Quân – Viện trưởng Viện đào tạo quốc tế ISB, UEH (ngoài cùng bên trái) trong Empowering Tomorrow tập hai.

PGS.TS Bùi Quang Hùng cho biết, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đang đào tạo theo ba phần chính: bộ kỹ năng đáp ứng nhu cầu thị trường; thiết kế chương trình theo hướng đa ngành, liên ngành, xuyên ngành và tính quốc tế trong nội dung đào tạo.

Hiện, các trường đại học trên thế giới nói chung, UEH nói riêng, đều đưa yếu tố công nghệ vào chương trình đào tạo từ ngành kinh tế như tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh… đến các ngành khoa học xã hội. Mới đây, UEH đã mở thêm chương trình ArtTech, sự giao thoa giữa công nghệ và nghệ thuật, để cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực tiềm năng.

Bên cạnh yếu tố đào tạo chuyên môn, bà Phương Khanh khuyến khích các đơn vị giáo dục đại học trang bị cho sinh viên tầm nhìn nhận thấy cơ hội ở khắp mọi nơi, thay vì chỉ có những trung tâm kinh tế lớn như TP HCM hay Hà Nội. Các địa phương có rất nhiều tiềm năng phát triển nhưng luôn thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hiện, các trường đại học cũng có xu hướng mở rộng đến các khu vực khác, ngoài những trung tâm kinh tế lớn. Trong đó, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có phân hiệu ở Vĩnh Long, Nha Trang hay Đại học Quốc gia có phân hiệu ở Bến Tre… Do đó, các bạn trẻ có thể nhận có thêm nhiều sự lựa chọn trong hành trình phát triển sự nghiệp.

Học sinh, phụ huynh có thể xem thêm phân tích chi tiết từ chuyên gia về cơ hội, lựa chọn ngành nghề, đại học theo xu thế trong số thứ hai của tọa đàm Empowering Tomorrow.

Tin, ảnh: Phòng Marketing – Truyền thông, Báo VnExpress.

ĐỐI TƯỢNG HƯỚNG NGHIỆP

SỰ KIỆN TUYỂN SINH