Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Thạc sĩ Chuyên ngành Luật hiến pháp và luật hành chính (hướng ứng dụng)

Luật hiến pháp và luật hành chính

Thạc sĩ Luật học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính tốt nghiệp tại Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là những chuyên gia pháp lý có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật hiến pháp và hành chính để hành nghề tư vấn pháp lý, góp phần phát triển và nâng cao hiệu quả quản trị trong khu vực công. Người học có kỹ năng áp dụng các quy định pháp luật giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh trong công việc cũng như nơi công tác, làm việc của chính mình. Người học cũng được phát triển kỹ năng đánh giá, lập luận và bước đầu tham gia đối thoại chính sách thông qua các kênh phản biện trong tiến trình lập quy. Ngoài ra, nếu có nhu cầu, học viên còn được tạo cơ hội để bổ sung các kiến thức chuyên sâu về pháp luật so sánh và phương pháp nghiên cứu luật học để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ luật.

Đối tượng người học

Theo quy định hiện hành của UEH.

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Yêu cầu đối với người dự tuyển:

– Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp;

– Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

– Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.

Danh mục ngành phù hợp: áp dụng theo Phụ lục 2, Quy định số: 3840/QĐ-ĐHKT-ĐBCL PTCT ngày 09 tháng 12 năm 2021).

Ứng viên tốt nghiệp đại học không thuộc các ngành phù hợp đối với ngành đào tạo thạc sĩ dự tuyển cần hoàn thành yêu cầu học bổ sung 06 học phần (12 tín chỉ) cơ sở ngành đào tạo thạc sĩ cụ thể như sau (theo thông báo hiện hành của Viện Đào tạo Sau đại học):

(1) Nguyên lý Tài chính – Ngân hàng (2 TC)

(2) Quản trị học (2 TC)

(3) Kinh tế vi mô (2 TC)

(4) Kinh tế vĩ mô (2 TC)

(5) Xác suất thống kê (2 TC)

(6) Toán cao cấp (2 TC)

Ứng viên sẽ được miễn 01 (hoặc hơn) học phần trong số 06 học phần theo quy định nếu đã được học học phần này ở bậc đại học.

Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài: nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của UEH (nếu có).

Đối với chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài: ứng viên phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ, cụ thể khi có một trong những điều kiện sau đây:

– Ứng viên là công dân của các Quốc gia sử dụng tiếng nước ngoài dùng để giảng dạy là ngôn ngữ chính thức.

– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy;

– Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ của ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy đạt trình độ tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục 1 của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

 (Theo Quyết định số 3794/QĐ-ĐHKT-ĐTSĐH ngày 08 tháng 12 năm 2021 về việc ban hành Quy định tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ – Điều 5).

Học kỳ
(dự kiến)
Loại học phầnMôn học
Học kỳ 1
(19 tín chỉ)
Bắt buộc
  • Luật tài sản (4 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Luật và phát triển (4 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tiếng Anh (4 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Phương pháp nghiên cứu luật học (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Triết học (4 tín chỉ)
  • Học kỳ 2
    (19 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Công chức và công vụ trong quản lý Nhà nước về kinh tế (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Luật quy hoạch và quản lý bất động sản (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Luật và chính sách công (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Luật và chính sách môi trường (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Nội luật hóa các cam kết quốc tế về quản trị nhà nước (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Tài phán hành chính (4 tín chỉ)
  • Học kỳ 3
    (8 tín chỉ)
    Tự chọn
  • Hợp tác công tư và cơ chế giải quyết tranh chấp đặc thù (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Kiểm soát quyền lực nhà nước (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Lãnh đạo trong khu vực công (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Luật, Quản trị tốt (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Nhà nước pháp quyền (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Pháp luật kinh doanh (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Pháp luật về quản lý công sản và bồi thường Nhà nước (3 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Tài chính công (2 tín chỉ)
  • Tự chọn
  • Tài phán hiến pháp (3 tín chỉ)
  • Học kỳ 4
    (13 tín chỉ)
    Bắt buộc
  • Đề án tốt nghiệp (7 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Báo cáo chuyên đề thực tiễn và cập nhật về Luật áp dụng trong khu vực công (3 tín chỉ)
  • Bắt buộc
  • Bài tập lớn Luật Hiến pháp và Luật Hành chính (3 tín chỉ)
  • Chuẩn đầu ra Kiến thức (Knowledge)

    • Phân tích kiến thức nền tảng về triết học pháp luật, cơ sở văn hoá, chính trị, pháp lý và thể chế trong việc cho việc tạo lập nền tảng pháp luật phục vụ phát triển chung của quốc gia trong điều kiện hội nhập.
    • Đánh giá, phối hợp các phương pháp nghiên cứu luật hàn lâm (phương pháp nghiên cứu khoa học luật) và ứng dụng (kỹ năng tư vấn, tham mưu và hỗ trợ pháp lý).
    • Phát triển các học thuyết pháp lý về hành chính và nhà nước và so sánh, nắm vững các thủ tục tố tụng và giải quyết các vụ án hành chính, tố tụng hành chính.
    • Đánh giá về pháp luật chuyên ngành một cách sâu sắc, mạch lạc, có hệ thống, sâu, rộng, tiên tiến và cập nhật mảng pháp luật công.
    • Phát hiện vấn đề trong một số lĩnh vực pháp luật hành chính chuyên sâu (lãnh đạo khu vực công, nhà nước pháp quyền, quản trị nhà nước…).

    Chuẩn đầu ra Kỹ năng (Skills)

    • Phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu luật và thông tin pháp lý để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề pháp lý một cách khoa học.
    • Tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề luật tiên tiến.
    • Giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong công việc hằng ngày.
    • Truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với những người khác
    • Sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành luật để đọc và hiểu tài liệu bằng tiếng Anh với năng lực ngoại ngữ bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam

    Chuẩn đầu ra Mức độ tự chủ và trách nhiệm (Autonomy and Responsibility)

    • Nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng phục vụ ra các quyết định quản trị tốt và tư vấn pháp luật hiệu quả
    • Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác.
    • Đưa ra những kết luận mang tầm chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật Hiến pháp, Hành chính.
    • Quản lý, đánh giá và cải tiến pháp luật Hiến pháp, Hành chính.

    Cơ quan, tổ chức

    (Organization)

    Vị trí việc làm

    (Position)

    Mô tả công việc

    (Job description)

    Khu vực công

     

    Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế

    Công chức ngạch Chuyên viên/chuyên viên chính/ chuyên viên cao cấp

    Tham mưu, quyết định việc tổ chức quản lý các hoạt động quản lý nhà nước, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

    Các cơ quan tư pháp về kinh tế, thương mại

    Công chức ngạch thẩm phán, chấp hành viên, kiểm sát viên

    Khu vực tư

     

    Công ty, Doanh nghiệp trong nước

    Trưởng, phó phòng pháp chế, Chuyên viên pháp lý

    Phụ trách công việc liên quan đến tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý và dịch vụ pháp lý kinh doanh, thương mại

    Các tổ chức hành nghề luật

    Luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên…

    Đơn vị, tổ chức phi chính phủ

    Chuyên viên pháp lý cao cấp