Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Tài phán hành chính

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

ADM611031

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

KTLQLNN - Khoa Luật

5. Trình độ:

Thạc sĩ

6. Số tín chỉ:

4

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận
  • Tự nghiên cứu, tự học
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Bắt buộc

9. Ngành áp dụng:

Dữ liệu đang cập nhật...

10. Điều kiện tiên quyết:

Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này

11. Mục tiêu học phần:

- Nắm được nguyên lý tổ chức và hoạt động của tài phán hành chính như một phương thức hữu hiệu để kiểm soát hoạt động của quyền hành pháp trong nhà nước pháp quyền. - Nội dung và cách thức sử dụng, thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý trong hoạt động tố tụng hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, từ đó góp phần nâng cao nhận thức cũng như cách thức vận dụng quyền, nghĩa vụ pháp lý phù hợp. - Thẩm quyền, thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và thi hành án hành chính. - Phát hiện và phát triển các vấn đề khoa học liên quan đến lĩnh vực pháp luật tố tụng hành chính.

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Tài phán hành chính hay tố tụng hành chính là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức lý luận và thực tiễn về tố tụng hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, kiểm soát mạnh mẽ và hiệu quả hoạt động của nhánh quyền hành pháp, từ đó góp phần vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, thông qua học phần, học viên hiểu, vận dụng, lý giải được cần thiết cho việc xây dựng, tổ chức thực hiện và hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính; bảo đảm giải quyết hiệu quả các vụ án hành chính và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trước sự xâm phạm trái pháp luật của việc thực thi quyền hành pháp.