Chương trình cử nhân ngành Luật kinh tế nhằm đào tạo các chuyên viên pháp lý có kiến thức nền tảng về tự nhiên, xã hội, kinh tế, tư duy pháp lý và luật học, có kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh doanh của Việt Nam bao gồm Luật công ty, pháp luật về hợp đồng, pháp luật cạnh tranh, pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, pháp luật về phá sản để người học có thể ứng dụng trong hoạt động tư vấn pháp luật kinh doanh, tham gia đại diện cho doanh cho doanh nghiệp trong tố tụng. Hoàn thành chương trình đào tạo này, sinh viên được rèn luyện kỹ năng tự học, làm việc nhóm, viết hiệu quả, thuyết trình hiệu quả, phân tích và lựa chọn giải pháp pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp mà họ công tác hoặc tư vấn.
Người học đã tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Kiến thức giáo dục đại cương: 48 tín chỉ
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 67 tín chỉ
Bắt buộc
Tự chọn
Bắt buộc
Tự chọn
Thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ
Tổng số tín chỉ: 125 tín chỉ
1. Kiến thức
Ngoài những chuẩn đầu ra trên, sinh viên tốt nghiệp đạt các chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng như sau:
Cơ quan, tổ chức (Organization) | Vị trí việc làm (Position) | Mô tả công việc (Job description) |
Doanh nghiệp trong và ngoài nước | Nhân viên pháp chế, Chuyên viên pháp lý
| – Tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp, các bộ phận khác trong doanh nghiệp những vấn đề pháp lý. – Tham gia thiết lập hệ thống trong tổ chức, quản trị và kiểm soát trong doanh nghiệp. – Tư vấn giảm thiểu rủi ro pháp lý trong quan hệ hợp đồng, đầu tư kinh doanh. – Đại diện cho doanh nghiệp trong quan hệ tố tụng. |
Văn phòng Luật sư, công ty Luật | – Trợ lý luật sư | – Hỗ trợ nghiên cứu các quy định pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý theo yêu cầu khách hàng; – Soạn thảo các văn bản pháp lý, hồ sơ vụ việc; – Hỗ trợ Luật sư khi Luật sư tham gia tư vấn pháp luật, tham gia hòa giải, tham gia tố tụng tài tòa án hoặc trọng tài. (có thể tham gia khóa đào tạo hành nghề Luật sư để được cấp thẻ Luật sư và hành nghề Luật sư theo quy định) |
Phòng công chứng, Văn phòng công chứng | – Chuyên viên pháp lý – Nhân viên | – Hỗ trợ công chứng viên hướng dẫn khách hàng nhu cầu công chứng, tiếp nhận hồ sơ công chứng và giải quyết các vấn đề pháp lý theo yêu cầu khách hàng; – Soạn thảo các văn bản công chứng: hợp đồng, di chúc… và giúp việc cho công chứng viên thực hbiện công chứng. (có thể tham gia khóa đào tạo hành nghề công chứng để được cấp thẻ công chứng viên và hành nghề công chứng theo quy định) |
Các tổ chức hành nghề luật khác: Văn phòng Thừa phát lại, Doanh nghiệp quản lý thanh lý – thanh lý tài sản… | Chuyên viên pháp lý trợ giúp cho Thừa phát lại, quản tài viên | – Hỗ trợ thừa phát lại thực hiện nhiệm vụ lập vi bằng và các nhiệm vụ khác của thừa phát lại, – Hỗ trợ quản tài viên thực hiện quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp phá sản trong thủ tục phá sản. (có thể tham gia khóa đào tạo hành nghề thừa phát lại để được cấp thẻ thừa phát lại, chứng chỉ hành nghề quản tài viên theo quy định) |
Cơ quan nhà nước | Chuyên viên phụ trách pháp lý, công chức, viên chức | Tư vấn pháp lý trong quan hệ với công dân, đại diện trong quan hệ tố tụng |
Các viện nghiên cứu, cơ qua nghiên cứu khoa học pháp lý | Nhà nghiên cứu khoa học pháp lý chuyên sâu | Nêu các kiến nghị lập pháp, hòan thiện pháp luật trong lĩnh vực dân sự, thương mại, lao động và đầu tư |
Tòa án, Viện kiểm sát | Thư ký tòa án Có thể trở thành thẩm phán, kiểm sát viên khi đủ các điều kiện về thâm niên và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật | Tham gia công tác xét xử tại tòa án nhân dân, tham gia công tác kiểm sát tại Viện kiển sát nhân dân |
Đại học Kinh tế TP.HCM © 2021. All Right Reserved.