Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Thạc sĩ Chuyên ngành Kinh tế chính trị (hướng nghiên cứu)

Kinh tế chính trị

Chuyên ngành Kinh tế chính trị (PE) được thiết kế với một chương trình cân đối giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ, giữa lý thuyết và thực tiễn. Học viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế chính trị nắm vững kiến thức thuộc lãnh vực kinh tế chính trị hiện đại, trở thành các chuyên gia nghiên cứu, người phân tích kinh tế, kinh tế chính trị có năng lực, có tư duy khoa học phản biện, biết giải quyết vấn đề sáng tạo, biết truyền đạt tri thức hiệu quả, người ra quyết định có trách nhiệm, có khả năng làm việc độc lập trong môi trường toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Có thể tiếp tục học tập lên bậc tiến sĩ trong và ngoài nước hoặc các chương trình liên kết với nước ngoài thuộc lĩnh vực Kinh tế chính trị.

Đối tượng người học
  • Những người là cán bộ công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
  • Những người làm công tác nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các học viện.
  • Những người làm việc trong các tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên
  • Những người giảng dạy tại các học viện chính trị, học viện cán bộ, các trường đại học, cao đẳng.
  • Những người làm việc trong các doanh nghiệp

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Yêu cầu đối với người dự tuyển:

– Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có bài báo (có ISSN), bài hội thảo khoa học có xuất bản (có ISBN) hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên đã được nghiệm thu liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu. Tất cả những công trình nêu trên được xuất bản không quá 5 năm tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

– Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

– Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.

Danh mục ngành phù hợp: áp dụng theo Phụ lục 2, Quy định số: 3840/QyĐ-ĐHKT-ĐBCLPTCT ngày 09 tháng 12 năm 2021).

Ứng viên tốt nghiệp đại học không thuộc các ngành phù hợp đối với ngành đào tạo thạc sĩ dự tuyển cần hoàn thành yêu cầu học bổ sung 06 học phần (12 tín chỉ) cơ sở ngành đào tạo thạc sĩ cụ thể như sau (theo thông báo hiện hành của Viện Đào tạo Sau đại học):

(1) Nguyên lý Tài chính – Ngân hàng (2 TC)

(2) Quản trị học (2 TC)

(3) Kinh tế vi mô (2 TC)

(4) Kinh tế vĩ mô (2 TC)

(5) Xác suất thống kê (2 TC)

(6) Toán cao cấp (2 TC)

Ứng viên sẽ được miễn 01 (hoặc hơn) học phần trong số 06 học phần theo quy định nếu đã được học học phần này ở bậc đại học.

Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài: nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của UEH (nếu có).

Đối với chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài: ứng viên phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ, cụ thể khi có một trong những điều kiện sau đây:

– Ứng viên là công dân của các Quốc gia sử dụng tiếng nước ngoài dùng để giảng dạy là ngôn ngữ chính thức.

– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy;

– Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ của ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy đạt trình độ tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục 1 của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

 (Theo Quyết định số 3794/QĐ-ĐHKT-ĐTSĐH ngày 08 tháng 12 năm 2021 về việc ban hành Quy định tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ – Điều 5).

Chuẩn đầu ra Kiến thức (Knowledge)

  • Có kiến thức chuyên sâu về kinh tế chính trị hiện đại, hiểu được những vấn đề kinh tế chính trị Việt Nam Hiểu được các lý thuyết kinh tế hiện đại và có khả năng vận dụng vào thực tiễn
  • Có kiến thức về quan hệ kinh tế quốc tế, có khả năng vận dụng để giải quyết những vấn đề của thực tiễn
  • Có kiến thức chuyên sâu về quản lý nhà nước, quản lý vùng, địa phương và những kiến thức cơ bản về pháp luật
  • Có kiến thức nâng cao về chính trị, xã hội, có khả năng tham gia các tổ chức chính trị, xã hội và các hội nghề nghiệp

Chuẩn đầu ra Kỹ năng (Skills)

  • Có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập để giải quyết những vấn đề của thực tiễn kinh tế chính trị; biết sử dụng các phương pháp phân tích định lượng, định tính trong nghiên cứu.
  • Có tư duy phản biện độc lập, tư duy logic, có kỹ năng giải quyết vấn đề của thực tiễn liên quan đến chuyên ngành đào tạo Kinh tế chính trị
  • Biết truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu các ý tưởng của mình, thuyết phục được người nghe, biết lắng nghe ý kiến của người khác, tự tin trong giao tiếp
  • Có khả năng tổ chức, quản lý và lãnh đạo nhóm, hợp tác tốt với mọi người để xây dựng một nhóm làm việc hiệu quả
  • Biết trình bày văn bản một cách rõ ràng, súc tích, dễ hiểu, tập trung vào chủ đề chính, tuân thủ các chuẩn mực và quy định trong trích dẫn tài liệu

Chuẩn đầu ra Mức độ tự chủ và trách nhiệm (Autonomy and Responsibility)

  • Thường xuyên cập nhật các lý thuyết mới và nắm bắt những vấn đề của thực tiễn có liên quan đến chuyên ngành Kinh tế chính trị sau khi tốt nghiệp
  • Coi trọng sự đa dạng và khác biệt trong xã hội, cùng nhau trao đổi, thảo luận để tìm ra sự đồng thuận chung và tiếng nói chung
  • Có sự năng động, nhạy bén, có năng lượng tích cực, đóng góp mang tính xây dựng, có trách nhiệm giải trình trong công việc
  • Ý thức bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong các quyết định
  • Chủ động, sáng tạo và dám chịu trách nhiệm trong các quyết định của các nhân
  • Ngoài những chuẩn đầu ra trên, học viên tốt nghiệp đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam

Các cơ quan nghiên cứu: Chuyên viên nghiên cứu, tại các cơ quan nghiên cứu kinh tế – xã hội, các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam hoặc nước ngoài.

  • Chuyên viên nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, viện kinh tế
  • Nghiên cứu chuyên sâu các lĩnh vực liên quan đến kinh tế chính trị
  • Xây dựng đề cương nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế, chính trị
  • Thực hiện các đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực kinh tế chính trị Khảo sát thu thập các dữ liệu để thực hiện các đề tài nghiên cứu
  • Viết báo cáo kết quả nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Kinh tế chính trị
  • Các cơ quan Đảng và nhà nước: Cán bộ, công chức tại các tổ chức Đảng và chính quyền các cấp Trung ương và địa phương, các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị Việt Nam
  • Chuyên viên văn phòng cấp ủy, chính quyền các cấp.
  • Chuyên viên điều phối, nghiên cứu tại các đơn vị quản lý nhà nước trên các lĩnh vực KT – XH
  • Nghiên cứu, đề xuất chính sách các lĩnh vực kinh tế, chính trị
  • Quản lý, triển khai chủ trương chính sách, qui định của nhà nước.

Giảng viên: Giảng viên các trường đại học, cao đẳng giảng dạy môn Kinh tế chính trị/Giảng viên trong hệ thống Học viện chính trị, trường chính trị tỉnh, thành phố.

  • Giảng dạy môn Kinh tế chính trị tại các trường đại học, cao đẳng
  • Giảng dạy môn Kinh tế chính trị tại các học viện chính trị, các trường chính trị
  • Báo cáo các chuyên đề và kinh tế, chính trị
  • Khảo sát, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh tế chính trị.
  • Biên soạn bài giảng môn Kinh tế chính trị
  • Hướng dẫn thảo luận các chuyên đề kinh tế, chính trị.
  • Xây dựng kế hoạch học tập, nghiên cứu môn Kinh tế chính trị.

Lĩnh vực báo chí, tuyên truyền: Làm việc trong các lĩnh vực báo chí, truyền thông.

  • Biên tập viên các toà soạn báo, tạp chí, mảng chuyên về kinh tế, chính trị
  • Tuyên truyền viên các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến lĩnh vực Kinh tế chính trị
  • Viết bài cho báo, tạp chí lĩnh vực liên quan đến kinh tế chính trị Làm việc trong bộ phận tuyên giáo

Các khu vực công và tư: Làm việc trong các khu vực kinh tế – xã hội công và tư

  • Cán bộ hành chính trong các doanh nghiệp Cán bộ đoàn trong các doanh nghiệp
  • Cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp Phòng truyền thông của các doanh nghiệp