Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Thạc sĩ Chuyên ngành Kinh tế phát triển (hướng nghiên cứu)

Ngành Kinh tế phát triển

Chương trình Thạc sĩ Kinh tế Phát triển của Khoa Kinh tế trang bị cho người học nền tảng kiến thức vững chắc về các vấn đề kinh tế – xã hội mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt và rèn luyện những kỹ năng phân tích thiết yếu để vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể trong công việc hoặc theo đuổi các chương trình học cao hơn.

Đối tượng người học
  • Những người làm việc trong các công ty, tổ chức muốn trang bị kiến thức chuyên sâu về các vấn đề kinh tế-xã hội-phát triển và các kỹ năng xử lý dữ liệu phục vụ trực tiếp cho công việc.
  • Cán bộ nhà nước làm việc ở địa phương, các đơn vị hành chính sự nghiệp và dịch vụ công
  • Những người muốn trang bị các kiến thức về kinh tế – xã hội và các phương pháp tiếp cận vấn đề một cách hệ thống để làm việc cho các tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế
  • Những người muốn học tiếp bậc tiến sĩ, làm nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, giảng viên đại học – cao đẳng

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Yêu cầu đối với người dự tuyển:

– Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có bài báo (có ISSN), bài hội thảo khoa học có xuất bản (có ISBN) hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên đã được nghiệm thu liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu. Tất cả những công trình nêu trên được xuất bản không quá 5 năm tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

– Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

– Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.

Danh mục ngành phù hợp: áp dụng theo Phụ lục 2, Quy định số: 3840/QyĐ-ĐHKT-ĐBCLPTCT ngày 09 tháng 12 năm 2021).

Ứng viên tốt nghiệp đại học không thuộc các ngành phù hợp đối với ngành đào tạo thạc sĩ dự tuyển cần hoàn thành yêu cầu học bổ sung 06 học phần (12 tín chỉ) cơ sở ngành đào tạo thạc sĩ cụ thể như sau (theo thông báo hiện hành của Viện Đào tạo Sau đại học):

(1) Nguyên lý Tài chính – Ngân hàng (2 TC)

(2) Quản trị học (2 TC)

(3) Kinh tế vi mô (2 TC)

(4) Kinh tế vĩ mô (2 TC)

(5) Xác suất thống kê (2 TC)

(6) Toán cao cấp (2 TC)

Ứng viên sẽ được miễn 01 (hoặc hơn) học phần trong số 06 học phần theo quy định nếu đã được học học phần này ở bậc đại học.

Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài: nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của UEH (nếu có).

Đối với chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài: ứng viên phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ, cụ thể khi có một trong những điều kiện sau đây:

– Ứng viên là công dân của các Quốc gia sử dụng tiếng nước ngoài dùng để giảng dạy là ngôn ngữ chính thức.

– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy;

– Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ của ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy đạt trình độ tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục 1 của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

 (Theo Quyết định số 3794/QĐ-ĐHKT-ĐTSĐH ngày 08 tháng 12 năm 2021 về việc ban hành Quy định tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ – Điều 5).

Chuẩn đầu ra Kiến thức (Knowledge)

  • Lý thuyết nền tảng về kinh tế học và các lĩnh vực liên quan.
  • Kiến thức căn bản về lý luận chính trị xã hội.
  • Kiến thức chuyên sâu về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô và các lĩnh vực quan trọng của kinh tế học.
  • Kiến thức về công nghệ thông tin, thống kê, toán trong kinh tế, phân tích dữ liệu và phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế và kinh doanh.
  • Kiến thức về lập và quản lý dự án, kế hoạch – chiến lược cho tổ chức trong khu vực công và khu vực tư.

Chuẩn đầu ra Kỹ năng (Skills)

  • Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng phân tích thị trường và phân tích chính sách.
  • Kỹ năng khởi nghiệp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý thời gian.
  • Kỹ năng tư duy phản biện, tư duy logic, tư duy sáng tạo.
  • Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập và các kỹ năng mềm khác.
  • Kỹ năng truyền đạt vấn đề, thuyết trình, thuyết phục, kỹ năng tổng hợp báo cáo phân tích, kỹ năng giao tiếp, truyền thông.
  • Kỹ năng đọc, viết học thuật tốt, thông thạo tiếng Việt và tiếng Anh (Có năng lực ngoại ngữ bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam).

Chuẩn đầu ra Mức độ tự chủ và trách nhiệm (Autonomy and Responsibility)

  • Có tinh thần trách nhiệm và hợp tác trong làm việc nhóm, linh hoạt trong xử lý công việc.
  • Tận tâm và sẵn lòng chia sẻ kiến thức học được với những người muốn học hỏi.
  • Chủ động định hướng và có chính kiến trong công việc.
  • Rút kinh nghiệm và học hỏi để tiến bộ trong công việc.
  • Cởi mở, hòa đồng, ổn định về cảm xúc và có tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng, dân tộc.

Doanh nghiệp: Bộ phận nghiên cứu phát triển

  • Nghiên cứu thị trường, cải tiến hiệu quả doanh nghiệp, nghiên cứu phát triển các dự án kinh doanh

Các tổ chức phi chính phủ: Chuyên viên

  • Nghiên cứu, phát triển, đánh giá các dự án phát triển, cơ sở hạ tầng, dự án công

Viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo: Nghiên cứu viên

  • Nghiên cứu các lĩnh vực của kinh tế học, hỗ trợ quá trình ra quyết định chính sách
  • Các cơ quan nhà nước Nghiên cứu các lĩnh vực của kinh tế học, hỗ trợ quá trình ra quyết định chính sách