Chương trình ThS Kinh tế và Quản lý môi trường là trang bị cho học viên năng lực để trở thành nhà lãnh đạo hoặc chuyên gia phân tích cao cấp trong các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và tài nguyên thiên nhiên; nhà quản lý điều hành cấp cao hoặc chuyên viên phân tích chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp khai thác tài nguyên, cung cấp dịch vụ môi trường, hoặc tư vấn các giải pháp môi trường; và nhà hoạt động xã hội tâm huyết trong các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận liên quan đến phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, và biến đổi khí hậu. Đặc biệt, chương trình đào tạo hướng đến phát triển mạng lưới các doanh nhân sinh thái thành đạt và các giám đốc chuyên trách về các vấn đề môi trường và quan hệ công chúng trong doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Yêu cầu đối với người dự tuyển:
– Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp;
– Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
– Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.
Danh mục ngành phù hợp: áp dụng theo Phụ lục 2, Quy định số: 3840/QĐ-ĐHKT-ĐBCL PTCT ngày 09 tháng 12 năm 2021).
Ứng viên tốt nghiệp đại học không thuộc các ngành phù hợp đối với ngành đào tạo thạc sĩ dự tuyển cần hoàn thành yêu cầu học bổ sung 06 học phần (12 tín chỉ) cơ sở ngành đào tạo thạc sĩ cụ thể như sau (theo thông báo hiện hành của Viện Đào tạo Sau đại học):
(1) Nguyên lý Tài chính – Ngân hàng (2 TC)
(2) Quản trị học (2 TC)
(3) Kinh tế vi mô (2 TC)
(4) Kinh tế vĩ mô (2 TC)
(5) Xác suất thống kê (2 TC)
(6) Toán cao cấp (2 TC)
Ứng viên sẽ được miễn 01 (hoặc hơn) học phần trong số 06 học phần theo quy định nếu đã được học học phần này ở bậc đại học.
Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài: nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của UEH (nếu có).
Đối với chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài: ứng viên phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ, cụ thể khi có một trong những điều kiện sau đây:
– Ứng viên là công dân của các Quốc gia sử dụng tiếng nước ngoài dùng để giảng dạy là ngôn ngữ chính thức.
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy;
– Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ của ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy đạt trình độ tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục 1 của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
(Theo Quyết định số 3794/QĐ-ĐHKT-ĐTSĐH ngày 08 tháng 12 năm 2021 về việc ban hành Quy định tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ – Điều 5).
Chuẩn đầu ra Kiến thức (Knowledge)
Chuẩn đầu ra Kỹ năng (Skills)
Chuẩn đầu ra Mức độ tự chủ và trách nhiệm (Autonomy and Responsibility)
Ngoài những chuẩn đầu ra trên, học viên tốt nghiệp đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.