Mô tả vắn tắt học phần
1. Tên học phần:
2. Ngôn ngữ giảng dạy:
3. Mã học phần:
4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:
5. Trình độ:
6. Số tín chỉ:
7. Phân bổ thời gian:
- Đối với hoạt động trên lớp:
- Lý thuyết: 45 giờ
- Làm việc nhóm, thảo luận:
- Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
- Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận: 20 giờ
- Tự nghiên cứu, tự học: 90 giờ
- Đồ án, Đề án, Dự án
- Thực tập
8. Tính chất học phần:
9. Ngành áp dụng:
Tất cả các ngành
10. Điều kiện tiên quyết:
11. Mục tiêu học phần:
12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Vai trò, vị trí môn học: môn Kinh tế Quốc tế tiếp nối kiến thức Kinh tế Vi mô cho việc phân tích lý thuyết và chính sách thương mại. Trọng tâm môn học hướng về thuế quan, các rào cản phi thuế quan trong thương mại. Môn học cũng dành phần lớn thời lượng cho thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái hay phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và sự di chuyển vốn quốc tế của các công ty đa quốc gia, làm cơ sở cho việc phân tích môi trường kinh doanh quốc tế cho môn Quản trị Kinh doanh Quốc tế và môn Tài chính Quốc tế.
Môn học trang bị các hiểu biết căn bản về: (i) Lý thuyết thương mại, giúp sinh viên tìm hiểu cơ sở thương mại, mô hình thương mại và các lợi ích từ thương mại. Phần này có trọng tâm là Quy luật lợi thế so sánh, Lý thuyết chi phí cơ hội, đường cong ngoại thương, ToT, Lý thuyết Heckscher-Ohlin, Thuê ngoài và thương mại dựa trên cơ sở hiệu quả nhờ quy mô. (ii) Chính sách thương mại trình bày thuế xuất nhập khẩu, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá và tỷ lệ bảo hộ thực ERP trong thương mại. Một thời lượng đáng kể sẽ dành cho các rào cản hành chánh-kỹ thuật, tác động của trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá và hạn ngạch nhập khẩu đối với doanh nghiệp sản xuất, người tiêu dùng và thương nhân. Ngoài ra chính sách di chuyển nguồn lực của các công ty đa quốc gia và hội nhập kinh tế khu vực cũng là chủ đề quan tâm của môn học, (iii) Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái gồm bài giảng về chức năng, thành phần và hoạt động, các cơ chế tỷ giá, nghiệp vụ arbitrage hay giảm thiểu rủi ro tỷ giá trong thương mại. Sinh viên nắm vững khung lý thuyết, tranh luận tích cực và viết tốt assignment có thể phân tích, nghiên cứu, ra quyết định về các lĩnh vực liên quan đến thương mai, tài chính trong hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời có tư duy phản biện, khả năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề thời sự gây tranh cãi.
Kinh tế Quốc tế có quan hệ với Kinh tế Vi mô, Quản trị Kinh doanh Quốc tế, và Tài chính Quốc tế trong chương trình đào tạo.