Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Chiến lược Marketing

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

ECO501187

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

KTLQLNN - Khoa Kinh tế

5. Trình độ:

Đại Học

6. Số tín chỉ:

3

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết: 4 giờ/tuần
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận: 3 giờ/tuần
  • Tự nghiên cứu, tự học: 6 giờ/tuần
  • Đồ án, Đề án, Dự án: 3 giờ/tuần
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Dữ liệu đang cập nhật...

9. Ngành áp dụng:

Tất cả các ngành

10. Điều kiện tiên quyết:

Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này

11. Mục tiêu học phần:

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Được trang bị kiến thức về kinh tế học, đặc biệt là kinh tế học hành vi và kinh tế học tổ chức ngành và qui trình hoạch định chiến lược, sinh viên có thể hoạch định những chiến lược marketing góp phần giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt với tính bất định cao và tốc độ thay đổi liên tục của nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Đầu tiên, sinh viên sẽ hình thành và tích luỹ những hiểu biết thấu đáo về thị trường và hành vi người tiêu dùng vốn được coi là điều kiện tiên quyết của quá trình hoạch định chiến lược thông qua những thiết kế nghiên cứu thị trường hiệu quả. Quan trọng hơn, những dữ liệu trong các cuộc khảo sát sẽ được phân tích và diễn giải với những phân tích/kiểm định (như RFM analysis, control package test, factor analytics, cluster analysis, discriminant analysis and multi-dimensional scaling), phân tích khám phá, những mô hình dự báo, mô hình hồi qui và những mô hình giả lập (như Monte Carlo simulations) được thực hiện trên các phần mềm (như SPSS, Excel) nhằm nâng cao tính hiệu quả của các quyết định marketing. Dựa trên những kết quả trên, sinh viên tiến hành các bước như phân khúc, chọn lựa và định vị (Segmenting-targeting-positioning approach). Bên cạnh đó các phân tích cạnh tranh (Industrial organization) và phân tích nguồn lực (Resource-based view) sẽ được thực hiện nhằm nhận diện ra các cơ hội, thách thức marketing cũng như nguồn lực nội tại của doanh nghiệp với mục đích duy trì lợi thế cạnh tranh. Các thông tin có được từ những phân tích kể trên là cơ sở để xây dựng ra các phương án chiến lược marketing. Các phương án này sẽ được cụ thể hoá với các chiến lược về sản phẩm, giá, phân phối, truyền thông quảng cáo. Bên cạnh những kiến thức cơ bản nói trên, khoá học còn được thiết kế sát hơn với thực tế kinh doanh đặc trưng bởi sự phổ biến của internet và điện thoại thông minh. Theo đó, kiến thức về marketing số (digital marketing) sẽ được tích hợp để sinh viên hiểu cách thức các công cụ số (digital tools) thay đổi cách sản phẩm được phát triển, được phân phối, được định giá và được truyền thông ra sao.