Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Kinh tế chính trị - phần tư bản chủ nghĩa

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

M00252

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

Khoa Lý luận chính trị

5. Trình độ:

Đại Học

6. Số tín chỉ:

3

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết: 30 tiết
  • Làm việc nhóm, thảo luận:: 15 tiết
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận: 10 tiết
  • Tự nghiên cứu, tự học: 105 tiết
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Học phần bắt buộc

9. Ngành áp dụng:

Kinh tế chính trị

10. Điều kiện tiên quyết:

STT Mã học phần Tên học phần (VN) Tên học phần (EN) Số tín chỉ
1 PHI510023 Triết học Mác - Lênin Marxist - Leninist Philosophy 3

11. Mục tiêu học phần:

Nhập dữ liệuHọc phần Kinh tế chính trị Mác – Lênin (TBCN) giúp sinh viên nắm vững các khái niệm và lý luận cơ bản của Kinh tế chính trị Mác - Lênin, bao gồm đối tượng, chức năng và phương pháp nghiên cứu của nó. Hiểu rõ các khái niệm về tái sản xuất xã hội, tăng trưởng kinh tế, hàng hóa và tiền tệ. Nắm vững các nội dung liên quan đến sản xuất giá trị thặng dư, tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, tái sản xuất tư bản xã hội. Phân biệt được các hình thái tư bản, các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước cùng xu hướng vận động của nó. Mặt khác, học phần này còn giúp Sinh viên phát triển khả năng phân tích và ứng dụng các khái niệm kinh tế chính trị vào việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế thực tiễn. Tăng cường khả năng tư duy phê phán và tiếp cận khoa học trong việc giải thích các vấn đề kinh tế xã hội hiện nay. Giúp sinh viên hình thành ý thức trách nhiệm và thái độ tích cực trong việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội, từ đó phát triển tư duy biện chứng và khoa học trong quá trình học tập và công tác.

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

- Sinh viên nắm được các nội dung: Đối tượng, chức năng và phương pháp KTCT; các khái niệm Tái sản xuất xã hội và tăng trưởng kinh tế; sản xuất Hàng hóa và tiền tệ; Sản xuất giá trị thặng dư; Tuần hoàng và chu chuyển của tư bản; Tái sản xuất tư bản xã hội; các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư; chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và xu hướng vận động của nó;

- Sinh viên nắm vững được những kiến thức nền, cơ bản về kinh tế - là tiền để nghiên cứu các khoa học kinh tế ngành.