Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Khoa học chính trị

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

M00227

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

Khoa Lý luận chính trị

5. Trình độ:

Đại Học

6. Số tín chỉ:

3

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết: 15 tiết
  • Làm việc nhóm, thảo luận:: 15 tiết
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận: 15 tiết
  • Tự nghiên cứu, tự học: 105 tiết
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Bắt buộc

9. Ngành áp dụng:

Kinh tế Chính trị

10. Điều kiện tiên quyết:

STT Mã học phần Tên học phần (VN) Tên học phần (EN) Số tín chỉ
1 POL510029 Chủ nghĩa xã hội khoa học Scientific Socialism 2
2 POL510024 Kinh tế chính trị Mác - Lênin Marxist - Leninist Political Economics 2
3 PHI510023 Triết học Mác - Lênin Marxist - Leninist Philosophy 3

11. Mục tiêu học phần:

Học phần Khoa học Chính trị cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học chính trị. Cụ thể, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về chính trị, quyền lực chính trị và mối quan hệ chính trị trong xã hội. Hiểu rõ lịch sử tư tưởng chính trị Phương Đông, phương Tây và Việt Nam, từ đó nhận diện các giá trị tích cực của các tư tưởng này và vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước. Nắm vững cơ chế thực hiện quyền lực chính trị tại Việt Nam, bao gồm sự vận hành của các Đảng chính trị, quyền lực nhà nước, và hệ thống chính trị xã hội. Hiểu rõ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị, từ đó áp dụng vào giải quyết mối quan hệ đổi mới kinh tế và chính trị hiện nay ở Việt Nam. Nắm vững lý luận về Nhà nước pháp quyền, Xã hội công dân, cũng như các nguyên tắc về xây dựng và vận hành nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Trên cơ sở nắm vững kiến thức, học phần giúp sinh viên phát triển khả năng phân tích các tình huống chính trị, vận dụng lý luận để xây dựng đường lối, chính sách phù hợp với thực tiễn. Vận dụng các nguyên tắc chính trị và lý luận về quyết sách chính trị vào quá trình xây dựng cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Xây dựng tư duy phản biện và nhận thức trách nhiệm trong việc nghiên cứu và tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội. Hình thành ý thức trách nhiệm với việc xây dựng và phát triển hệ thống chính trị ở Việt Nam, đồng thời thúc đẩy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức và phát huy sức mạnh quần chúng.

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Hiểu rõ Chính trị và các mối quan hệ chính trị. Nắm vững nội dung cơ bản về Lịch sử tư tưởng chính trị Phương Đông, phương Tây, Việt Nam từ đó xác định các giá trị của nó và vận dụng vào sự nghiệp đổi mới hiện nay. Hiểu rõ Quyền lực chính trị nói chung và cơ chế thực hiện quyền lực chính trị ở Việt Nam hiện nay. Hiểu rõ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị từ đó vận dụng vào giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay. Nắm vững các nội dung về Đảng chính trị, từ đó vận dụng vào việc xây dựng Đảng ta hiện nay. Nắm vững lý luận về Nhà nước pháp quyền và Xã hội công dân, từ đó vận dụng vào xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở nước ta. Hiểu rõ lý luận chung về Quyết sách chính trị, từ đó vận dụng vào xây dựng cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Nắm vững vai trò của các Tổ chức chính tri-xã hội trong việc tổ chức và phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân. Hiểu đầy đủ về Hệ thống chính trị đương đại, từ đó xác định tính đúng đắn, hợp quy luật của việc lựa chọn mô hình chính trị ở nước ta. Nắm vững nguyên tắc Xử lý tình huống chính trị nhằm vận dụng vào giải quyết các điểm nóng chính trị ở Việt Nam trong đổi mới hiện nay.