Mô tả vắn tắt học phần
1. Tên học phần:
Kế hoạch và chính sách công
2. Ngôn ngữ giảng dạy:
Tiếng Việt
3. Mã học phần:
ECO501017
4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:
KTLQLNN - Khoa Kinh tế
5. Trình độ:
Đại Học
6. Số tín chỉ:
3
7. Phân bổ thời gian:
- Đối với hoạt động trên lớp:
- Lý thuyết: 45 giờ
- Làm việc nhóm, thảo luận:
- Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
- Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận
- Tự nghiên cứu, tự học: 105 giờ
- Đồ án, Đề án, Dự án
- Thực tập
8. Tính chất học phần:
Dữ liệu đang cập nhật...
9. Ngành áp dụng:
Tất cả các ngành
10. Điều kiện tiên quyết:
STT | Mã học phần | Tên học phần (VN) | Tên học phần (EN) | Số tín chỉ |
---|---|---|---|---|
1 | ECO501001 | Kinh tế vi mô | Microeconomics | 3 |
2 | ECO501002 | Kinh tế vĩ mô | Macroeconomics | 3 |
11. Mục tiêu học phần:
Khóa học học giúp sinh viên có được các kiến thức về các nguyên tắc kinh tế và các phương pháp cơ bản trong phân tích, hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp độ quốc gia, ngành. Phương pháp ứng dụng bảng cân đối liên ngành xuất lượng và nhập lượng (Input-Output Model), Ma trận hạch toán xã hội (SAM) cũng được trình bày trong học phần này. Bên cạnh đó, khóa học cũng giúp sinh viên có môi trường thảo luận về một số chính sách công tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác (chẳng hạn như chính sách phát triển công nghiệp và thương mại, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, v.v...). Từ đó, sinh viên có thể nhận diện được các căn cứ của cơ quan hoạch định chính sách công; nhận diện được các cơ chế ảnh hưởng của chính sách, mục tiêu của chính sách, các đối tượng thụ hưởng chính, và các yếu tố liên quan; từ đó, có những thảo luận về cơ hội kinh doanh hay đầu tư.
12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Sau khi học xong, học viên có thể sử dụng được các nguyên tắc và các phương pháp cơ bản nhất để lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng và quốc gia, cũng như kế hoạch ngành. Phương pháp ứng dụng bảng cân đối liên ngành xuất lượng và nhập lượng được trình bày trong học phần này. Phân tích và nghiên cứu các tác động của các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại và chính sách kiểm soát dòng lưu chuyển vốn giữa các quốc gia. Các chính sách kinh tế - xã hội khác cũng được trình bày trong môn học này: Chính sách giảm nghèo, chính sách công nghiệp, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và một số chính sách khác.