Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Quản trị sáng tạo và đổi mới

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

MAN502037

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

KD - Khoa Quản trị

5. Trình độ:

Đại Học

6. Số tín chỉ:

3

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết: 45 giờ
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận
  • Tự nghiên cứu, tự học: 105 giờ
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Dữ liệu đang cập nhật...

9. Ngành áp dụng:

Dữ liệu đang cập nhật...

10. Điều kiện tiên quyết:

Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này

11. Mục tiêu học phần:

Môn học giới thiệu những nền tảng của quản lý sự sáng tạo và đổi mới. Môn này được thiết kế nhằm giới thiệu cho người học các khái niệm, các cơ hội và thách thức cũng như vai trò của quản trị sáng tạo và đổi mới trong tổ chức. Các bài đọc và thảo luận sẽ tập trung vào các khái niệm và khuôn khổ để phân tích cách các công ty tạo ra, thương mại hóa và nắm bắt giá trị từ các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo. Ngoài ra, môn học này cũng cung cấp cho học viên các kỹ thuật và công cụ để hình thành và hỗ trợ cho các hoạt động sáng tạo và đổi mới trong tổ chức. Người học sẽ nhận biết các điều kiện cần thiết cho việc sáng tạo và đổi mới cũng như các loại hình đổi mới trong tổ chức.

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Sáng tạo luôn là một điều cần thiết không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả tổ chức. Sáng tạo được xem là một năng lực phát sinh những ý tưởng và giải pháp mới và hữu ích cho việc giải quyết các  vướng mắc và thách thức hàng ngày. Đối với hoạt động kinh doanh hoạt động sáng tạo cho thay thay đổi sản phẩm, quy trình, công nghệ, cách thức vận hành hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn và góp phần tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Những vấn đề đặt ra là làm thế nào để hình thành năng lực sáng tạo? làm sao tạo được môi trường ủng hộ sáng tạo?

Tất cả những vấn đề đó sẽ được giải quyết trong học phần này. Học phần bắt đầu với việc giới thiệu các khái niệm có liên quan về sáng tạo, vai trò của các nhóm sáng tạo trong tổ chức, và làm thế nào để xây dựng một tổ chức sáng tạo. Trên nền tảng tổng quan này các kiến thức có liên quan đến quản trị sáng tạo sẽ được giới thiệu: quản trị công việc sáng tạo, xây dựng khung quan hệ giữa lãnh đạo-sáng tạo-tổ chức, giữa quản trị sự thay đổi-sáng tạo-phát triển tổ chức. Cuối cùng sự mở rộng của khái niệm sáng tạo từ lĩnh vực marketing đến người tiêu dùng khung thể chế về chính trị và văn hóa cho sáng tạo.