Mô tả vắn tắt học phần
1. Tên học phần:
2. Ngôn ngữ giảng dạy:
3. Mã học phần:
4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:
5. Trình độ:
6. Số tín chỉ:
7. Phân bổ thời gian:
- Đối với hoạt động trên lớp:
- Lý thuyết: 30 tiết
- Làm việc nhóm, thảo luận:
- Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
- Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận: 15 tiết
- Tự nghiên cứu, tự học
- Đồ án, Đề án, Dự án
- Thực tập
8. Tính chất học phần:
9. Ngành áp dụng:
Tất cả các ngành
10. Điều kiện tiên quyết:
11. Mục tiêu học phần:
12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Xung đột và đàm phán là hai hình thức tương tác phổ biến và tích hợp trong mọi tương tác làm việc cũng như cuộc sống. Đàm phán là hình thức truyền đạt chủ yếu nhất trong việc giải quyết xung đột giữa các ý tưởng, mục tiêu, hoạt động, và dịch vụ. Mỗi người chúng ta có liên quan đến các hình thức đàm phán khác nhau với cấp trên, cấp dưới, khách hàng, công chúng, thành viên nhóm, bạn bè, và thành viên gia đình hàng ngày trong cuộc sống cũng như trong công việc. Các kỹ năng đàm phán và giải quyết xung đột hiệu quả là cực kỳ quan trọng trong bối cảnh thay đổi nhanh của các tổ chức hiện đại và làm việc đồng đội đang trở thành các chuẩn mực của các tổ chức. Các kỹ năng này có thể giúp để sáng tạo ra các giá trị vô cùng to lớn, làm tăng hiệu quả công việc, tăng năng suất, tăng sự thỏa mãn, và tăng cường quan hệ hợp tác của mỗi cá nhân cũng như tổ chức. Vì vậy mà Đàm phán là học phần đang được quan tâm đặc biệt ở các trường quản lý - cả công lẫn kinh doanh - và được giảng dạy ở các cấp bậc học tập đại học và sau đại học ở khắp nơi trên thế giới.
Quản lý xung đột và đàm phán là một năng lực rất quan trọng của các nhà quản lý hiện đại khi (1) nhà quản lý phải làm việc với nhiều nhân vật hữu quan khác nhau với các nhu cầu, các lợi ích, các mong muốn, các điều kiện, và những hoàn cảnh khác nhau, thậm chí đối nghịch với nhau trong điều kiện nguồn lực bị giới hạn. Ngay trong nội bộ tổ chức hoặc các đội làm việc thì những xung đột trong quan điểm, lợi ích, nguồn lực, phương hướng, khát vọng của các cá nhân cũng rất khác nhau liên quan tới việc thực hiện chiến lược, đạt đến các mục tiêu, và đạt tới tầm nhìn và sứ mạng của tổ chức. (2) Hơn nữa, chính phủ luôn là một người mua sắm lớn, việc mua sắm của chính phủ đòi hỏi các kỹ năng đàm phán của các nhà quản lý để sáng tạo ra những giá trị công và duy trì độ trách nhiệm của các cơ quan chính phủ. (3) Đồng thời, trong điều kiện đổi mới quản lý công, cai quản hợp tác, cai quản theo mạng lưới, chính phủ kết mạng, chính phủ tinh gọn… dẫn đến việc các cơ quan chính phủ tăng cường hợp đồng ra bên ngoài, tài trợ cho các tổ chức xã hội và kinh doanh thực hiện các chương trình và chính sách của chính phủ thì các kỹ năng và các năng lực đàm phán của nhà quản lý công trở thành một năng lực rất quan trọng không thể thiếu được của nhà quản lý công. (4) Đặc biệt, trong điều kiện của một thế giới thay đổi và thay đổi rất nhanh hiện nay các nhà quản lý luôn phải đối mặt và xử lý với những nhiệm vụ chưa từng có tiền lệ, chưa có luật lệ quy định, năng lực và kỹ năng đàm phán càng trở nên đặc biệt cần thiết.
Khả năng đàm phán thành công dựa trên sự kết hợp các kỹ năng phân tích, định hình, chuẩn bị, truyền đạt qua lại giữa các cá nhân, và ra quyết định. Vì thế, học phần này nhằm mục đích phát triển các kỹ năng phân tích, định hình, chuẩn bị, truyền đạt, và ra quyết định cần thiết cho các cuộc đàm phán thành công. Học phần kết hợp các kiến thức lý thuyết đàm phán hiện đại và các kinh nghiệm thực tế diễn ra trên thế giới thông qua việc học bằng cách đóng vai, thực hiện, thảo luận, phân tích, chiêm nghiệm các tình huống đàm phán đã diễn ra trên thực tế kết hợp với các kinh nghiệm thực tế của người học. Những người tham gia sẽ được tham gia vào các tình huống, các trò chơi, các đóng vai mô phỏng, thảo luận nhóm, và các nhiệm vụ sáng tạo... Thông qua tham gia vào các hoạt động học tập đa dạng và lý thú từ những tình huống đàm phán thực đã diễn ra trong nhiều bối cảnh khác nhau, những người tham gia sẽ trải nghiệm với những khó khăn thực tế của các cuộc đàm phán, phân tích và thảo luận các bài đọc về các khái niệm, các chiến lược, và các chiến thuật đàm phán từ đó phát triển các năng lực đàm phán hiệu quả để nâng cao hiệu quả của các cuộc đàm phán trong tương lai.