Mô tả vắn tắt học phần
1. Tên học phần:
Kinh tế vĩ mô (EN)
2. Ngôn ngữ giảng dạy:
Tiếng Anh
3. Mã học phần:
MA1226
4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:
KTLQLNN - Khoa Kinh tế
5. Trình độ:
Đại Học
6. Số tín chỉ:
3
7. Phân bổ thời gian:
- Đối với hoạt động trên lớp:
- Lý thuyết: 30
- Làm việc nhóm, thảo luận:
- Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
- Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận: 30
- Tự nghiên cứu, tự học: 90
- Đồ án, Đề án, Dự án
- Thực tập
8. Tính chất học phần:
Dữ liệu đang cập nhật...
9. Ngành áp dụng:
Tất cả các ngành
10. Điều kiện tiên quyết:
Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này
11. Mục tiêu học phần:
Môn học sẽ giới thiệu cho sinh viên các nội dung như chức năng của nền kinh tế và sự tương tác của nó với nền kinh tế quốc tế; nghiên cứu các biến số kinh tế vĩ mô như sản lượng (GDP, GNI, GNDI), thất nghiệp, lạm phát, lãi suất, đầu tư, chi tiêu chính phủ; vai trò của chính phủ và ngân hàng trung ương: các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ; cán cân thanh toán; tăng trưởng kinh tế trong dài hạn; các chu kỳ kinh tế trong ngắn hạn; hành vi của hệ thống tài chính trong khủng hoảng tài chính; các lý thuyết và các mô hình kinh tế khác./
Macroeconomics studies the economy at the aggregate level, including Describe and measure macroeconomic variables including output (GDP, GNI, GNDI), inflation, employment and unemployment. Apply simple macroeconomic models to explain the relationships between macroeconomic variables, for example those between government budget and economic growth and inflation, those between money supply and interest rate and exchange rate. Analyze short-run macroeconomic fluctuations, issues of business cycles, supply and demand shocks, the roles of fiscal and monetary policies in stabilizing the economy.
12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Kinh tế học vĩ mô là một môn học nghiên cứu nền kinh tế trên bình diện tổng thể, bao gồm việc mô tả và đo lường các biến số kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội, giá cả và lạm phát, việc làm và tình trạng thất nghiệp, tổng tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ và thuế, cung cầu tiền, lãi suất, thâm hụt/thặng dư thương mại, cán cân thanh toán và tỷ giá... Việc xây dựng các mô hình kinh tế đơn giản sẽ giúp chúng ta giải thích các mối quan hệ giữa các biến số này. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ nghiên cứu những biến động kinh tế trong ngắn hạn, các vấn đề của chu kỳ kinh tế, các cú sốc phía cung và phía cầu, và vai trò của các chính sách ổn định hóa như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.