Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Mô hình toán kinh tế

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

M01157

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

KTLQLNN - Khoa Toán - Thống kê

5. Trình độ:

Thạc sĩ

6. Số tín chỉ:

3

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết: 45 tiết
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận: 30 tiết
  • Tự nghiên cứu, tự học: 105 tiết
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Dữ liệu đang cập nhật...

9. Ngành áp dụng:

Tất cả các ngành

10. Điều kiện tiên quyết:

Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này

11. Mục tiêu học phần:

Học phần Mô hình toán kinh tế nhằm giúp học viên vận dụng các kiến thức trong kinh tế và các công cụ toán học để phân tích đánh giá một cách logic, chặt chẽ mối liên hệ giữa các đối tượng hình thành trong nền kinh tế. Trên thực tế các đối tượng nghiên cứu trong nền kinh tế ngày càng đa dạng và phức tạp cả về quy mô lẫn các mối liên hệ. Học phần này chỉ tập trung nghiên cứu sâu một số lớp mô hình toán kinh tế. Với kiến thức được trang bị từ học phần này, học viên có thể áp dụng trực tiếp trong phân tích kinh tế./The course Mathematical Models in Economics aims to help students apply knowledge from economics and mathematical tools to logically and rigorously analyze and evaluate the relationships between economic entities. In practice, the subjects of study in economics are becoming increasingly diverse and complex, both in scale and in the relationships between them. This course focuses on the in-depth study of a few classes of mathematical economic models. With the knowledge gained from this course, students will be able to directly apply it in economic analysis.

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học viên sẽ được tiếp cận các lý thuyết mô hình toán kinh tế từ cơ bản đến nâng cao, từ những mô hình kinh tế tĩnh đến mô hình kinh tế động. Học phần được chia thành ba phần chính. Phần thứ nhất giới thiệu cách đo lường các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và lý thuyết tăng trưởng kinh tế, phần thứ hai nghiên cứu mô hình lý thuyết chu kỳ kinh tế và phần thứ ba tập trung vào chính sách kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở.