Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Kinh tế học khu vực công

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

M01069

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

KTLQLNN - Khoa Kinh tế

5. Trình độ:

Thạc sĩ

6. Số tín chỉ:

3

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết: 30 giờ
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận: 15 giờ
  • Tự nghiên cứu, tự học: 105 giờ
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Dữ liệu đang cập nhật...

9. Ngành áp dụng:

Tất cả các ngành

10. Điều kiện tiên quyết:

Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này

11. Mục tiêu học phần:

"Khóa học đề cập đến vai trò và quy mô của khu vực công, bao gồm cơ sở lý thuyết cho sự can thiệp của nhà nước như sửa chữa những thất bại thị trường và phân phối không công bằng. Khóa học cũng thảo luận khía cạnh kinh tế chính trị của sự can thiệp của chính phủ thông qua lý thuyết lựa chọn công. Sau đó khóa học sẽ thảo luận chính sách chi tiêu của nhà nước bao gồm các chương trình bảo vệ xã hội của chính phủ, hiệu quả và hiệu suất của khu vực công, cán cân ngân sách và tài trợ thâm hụt ngân sách, và các thước đo để đánh giá hiệu quả của chính sách chi tiêu của chính phủ. Chủ đề kế tiếp là huy động nguồn lực công thông qua thuế trực thu và gián thu, bao gồm cả khía cạnh kinh tế học cũng như kinh tế chính trị của thuế khoá; thuế thu nhập, thuế tài sản và thuế tiêu dùng, các biện pháp ưu đãi thuế, sự tuân thủ, cưỡng chế thi hành, cải cách thuế, và các khoản phí sử dụng trong nước. Cuối cùng, khóa học xem xét sự phân cấp ngân sách và mối quan hệ ngân sách giữa chính quyền các cấp. Môn học chú trọng đến việc áp dụng lý thuyết trong bối cảnh so sánh để đánh giá tác động của các phương án huy động nguồn lực và chính sách chi tiêu đối với hiệu quả phân bổ, công bằng xã hội và ổn định kinh tế."/ "Public economics course covers the role and scale of the public sector, including the theoretical basis for state intervention such as correcting market failures and unequal distribution. The course also introduces political economic aspects with the government intervention through public choice theory. Next, we will discuss the expenditure policy of the government, the efficiency and performance of the public sector, budget balance and deficit financing, and the measures to evaluate the government expenditure policy. The next topic is mobilizing public resources through direct and indirect taxes, including the aspects of economics and political economics of tax, income tax, property tax, consumption tax, tax incentives, compliance, enforcement, tax reform, and domestic usage fees. Finally, the course examines budgetary hierarchies and budget relationships among different levels of governments. The course focuses on applying theory in a comparative context to evaluate the impact of resource mobilization and spending policies on allocative efficiency, social equity and economic stability."

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Khóa học đề cập đến vai trò và quy mô của khu vực công, bao gồm cơ sở lý thuyết cho sự can thiệp của nhà nước như sửa chữa những thất bại thị trường và phân phối không công bằng. Khóa học cũng thảo luận khía cạnh kinh tế chính trị của sự can thiệp của chính phủ thông qua lý thuyết lựa chọn công. Sau đó khóa học sẽ thảo luận chính sách chi tiêu của nhà nước bao gồm các chương trình bảo vệ xã hội của chính phủ, hiệu quả và hiệu suất của khu vực công, cán cân ngân sách và tài trợ thâm hụt ngân sách, và các thước đo để đánh giá hiệu quả của chính sách chi tiêu của chính phủ. Chủ đề kế tiếp là huy động nguồn lực công thông qua thuế trực thu và gián thu, bao gồm cả khía cạnh kinh tế học cũng như kinh tế chính trị của thuế khoá; thuế thu nhập, thuế tài sản và thuế tiêu dùng, các biện pháp ưu đãi thuế, sự tuân thủ, cưỡng chế thi hành, cải cách thuế, và các khoản phí sử dụng trong nước. Cuối cùng, khóa học xem xét sự phân cấp ngân sách và mối quan hệ ngân sách giữa chính quyền các cấp. 
Môn học chú trọng đến việc áp dụng lý thuyết trong bối cảnh so sánh để đánh giá tác động của các phương án huy động nguồn lực và chính sách chi tiêu đối với hiệu quả phân bổ, công bằng xã hội và ổn định kinh tế.