Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Chính sách phát triển

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

ECO801002

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

KTLQLNN - Khoa Kinh tế

5. Trình độ:

Thạc sĩ

6. Số tín chỉ:

3

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận
  • Tự nghiên cứu, tự học
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Bắt buộc

9. Ngành áp dụng:

Tất cả các ngành

10. Điều kiện tiên quyết:

STT Mã học phần Tên học phần (VN) Tên học phần (EN) Số tín chỉ
1 ECO801003 Kinh tế vi mô dành cho khu vực công Microeconomics for the Public Sector 3
2 ECO801004 Kinh tế vĩ mô dành cho khu vực công Macroeconomics for the Public Sector 3

11. Mục tiêu học phần:

"Chính sách phát triển là môn học có phạm vi rộng, vượt ra khỏi khuôn khổ kinh tế học, nội dung môn học đề cập đến những chính sách phát triển kinh tế, xã hội và môi trường nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Để nắm vững sự thay đổi trong quan điểm về phát triển, về tăng trưởng, về mẫu hình phát triển kinh tế mới và thống nhất các thuật ngữ, trong phần Tổng quan về chính sách phát triển, học viên sẽ được giới thiệu các khái niệm liên quan, cách thức đo lường, cách thức phân nhóm các quốc gia về mức độ phát triển. Học viên sẽ tìm hiểu về các yếu tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng và đặc biệt là sự thay đổi trong quan điểm về tăng trưởng và phát triển theo thời gian. Để tiếp cận một cách có hệ thống, trong phần Các lý thuyết tăng trưởng, học viên sẽ được giới thiệu về một số lý thuyết điển hình, theo từng giai đoạn phát triển kinh tế của cả thế giới. Công nghiệp hóa là một trụ cột quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, vì vậy, trong phần Chính sách công nghiệp hóa, học viên sẽ được tìm hiểu về lịch sử phát triển công nghiệp, về các bài học kinh nghiệm, về định hướng phát triển công nghiệp theo nhóm các quốc gia. Chủ đề Chuyển đổi nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng là một trong các nội dung quan trọng, nhất là đối với bối cảnh của Việt Nam. Học viên sẽ được trang bị và trao đổi kiến thức về vai trò của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế, về mô hình phát triển nông nghiệp qua các giai đoạn và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chủ đề Phát triển kinh tế trong nền kinh tế mở sẽ giúp học viên tìm hiểu các học thuyết thương mại quốc tế, định hướng chính sách thương mại của Việt Nam, của các nước phát triển, đang phát triển và những vấn đề nảy sinh trong thương mại quốc tế. Trong các phạm trù phát triển thì con người là mục tiêu cuối cùng mà các chính sách phát triển cần hướng đến. Chính vì vậy, ngoài những nội dung liên quan đến kinh tế, các vấn đề xã hội khác cũng cần được quan tâm trong môn học này. Chủ đề Y tế, giáo dục và phát triển con người sẽ bàn luận về vai trò của giáo dục, y tế đối với phát triển con người; đánh giá hiệu quả đầu tư trong giáo dục, y tế và một số bài học từ các nước phát triển, đang phát triển. Liên quan đến môi trường sống và việc làm, trong chủ đề Đô thị hóa, di cư và môi trường, học viên được tìm hiểu về xu hướng đô thị hóa trong quá trình phát triển kinh tế, về di cư thành thị-nông thôn và đặc biệt là thách thức, sự đánh đổi giữa môi trường và phát triển. Cuối cùng, trong chủ đề Tăng trưởng, nghèo và bất bình đẳng, học viên được tìm hiểu về các chỉ số đánh giá về nghèo và bất bình đẳng nhằm hướng đến phát triển một xã hội phát triển, văn minh và công bằng. Ngoài ra, trong các chủ đề giảng dạy, học viên sẽ được thảo luận các tình huống có liên quan nhằm nâng cao các kỹ năng phân tích, tư duy phản biện về một chính sách phát triển kinh tế, xã hội và môi trường."

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Các vấn đề cơ bản của một nền kinh tế chuyển đổi, kinh tế mới nổi, như Việt Nam, tiếp cận từ vi mô đến vĩ mô; Các lý thuyết, hình mẫu cho phát triển và bài học kinh nghiệm các quốc gia; Nguồn lực cho phát triển; Chinh sách phát triển (tài khóa, tiền tệ, thương mại, kiểm soát dòng lưu chuyển vốn và ổn định kinh tế); Chính sách giảm bất bình đẳng.