Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

POL510029

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

Khoa Lý luận chính trị

5. Trình độ:

Đại Học

6. Số tín chỉ:

2

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận
  • Tự nghiên cứu, tự học: 70 giờ
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Học phần bắt buộc

9. Ngành áp dụng:

Tất cả các ngành

10. Điều kiện tiên quyết:

Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này

11. Mục tiêu học phần:

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cốt lõi về quá trình hình thành và phát triển của Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH). Sinh viên sẽ hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, bản chất của chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các vấn đề về dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa, cơ cấu xã hội – giai cấp, liên minh giai cấp, tầng lớp, cũng như các vấn đề dân tộc, tôn giáo và gia đình trong thời kỳ quá độ. Giúp sinh viên hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của CNXH trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, từ đó phát triển lập trường, ý thức hệ Mác – Lênin và xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp với vị trí công việc và cuộc sống sau khi ra trường.

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của khối đại học, cao đẳng trong cả nước. Môn học chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH) dành cho bậc đại học không chuyên ngành lý luận chính trị trang bị cho sinh viên nội dung cốt lõi của các vấn đề cụ thể sau: Quá trình hình thành, phát triển của CNXHKH; Sứ mệnh của lịch sử của giai cấp công nhân; Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa ; Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó giúp sinh viên hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, hình thành lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác - Lênin, xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp trong vị trí việc làm và cuộc sống sau khi ra trường.