Mô tả vắn tắt học phần
1. Tên học phần:
2. Ngôn ngữ giảng dạy:
3. Mã học phần:
4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:
5. Trình độ:
6. Số tín chỉ:
7. Phân bổ thời gian:
- Đối với hoạt động trên lớp:
- Lý thuyết
- Làm việc nhóm, thảo luận:
- Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
- Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận
- Tự nghiên cứu, tự học
- Đồ án, Đề án, Dự án
- Thực tập
8. Tính chất học phần:
9. Ngành áp dụng:
Tất cả các ngành
10. Điều kiện tiên quyết:
11. Mục tiêu học phần:
12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Nội dung môn học bao gồm các vấn đề sau đây
a. Nhập môn Luật Đất đai
Sinh viên nhận biết tầm quan trọng và ý nghĩa đối với kinh tế xã hội của Luật đất đai từ đó có thể giải thích được các quan điểm về sở hữu đất đai với tính chất là một tài sản đặc biệt và những giới hạn của việc thực hiện quyền sở hữu đối với đất đai. Từ những kiến thức chung được cung cấp, sinh viên hiểu và giải thích được lý do xuất hiện và duy trì chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai tại Việt Nam và những tác động của việc thực thi chế độ sở hữu toàn dân đối với việc xây dựng pháp luật về đất đai với tư cách là một tài sản đặc biệt.
b. Chế độ quản lý nhà nước đối với đất đai:
Từ việc thực thi chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, sinh viên mong đợi sẽ hiểu rõ việc thực thi chế độ quản lý Nhà nước đối với đất đai với hai khía cạnh (1) quản lý Nhà nước đối với đất đai nhằm thực hiện quyền đại diện chủ chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai, (2) Quản lý Nhà nước đối với đất đai nhằm thực hiện quyền quản lý của cơ quan công quyền, đảm bảo trật tự cộng và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất khi có sự cầu viện của người sử dụng đất.
c. Địa vị pháp lý của người sử dụng đất
Sinh viên được cung cấp các kiến thức pháp lý cơ bản để giải thích các nội dung cấu thành địa vị pháp lý của người sử dụng đất từ việc xác lập quyền sử dụng đất, thực thi quyền của người sử dụng đất đối với đất đai với tư cách là một loại vật quyền dân sự và chấm dứt quyền sử dụng đất.
d. Chế độ sử dụng các loại đất cụ thể
Sinh viên được cung cấp các kiến thức pháp lý cơ bản về thực thi quyền sử dụng đất đối với một số loại đất cụ thể như nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng...
đ. Giải quyết tranh chấp đất đai
Sinh viên được cung cấp các kiến thức pháp lý cơ bản và các ứng dụng cụ thể để có thể thực hành các bước cần thiết để giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ thể chế giải quyết tranh chấp khác nhau tại Việt Nam.