Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Kinh tế vĩ mô ứng dụng

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

ECO501088

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

KTLQLNN - Khoa Kinh tế

5. Trình độ:

Đại Học

6. Số tín chỉ:

3

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết: 45 tiết
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận: 30 tiết
  • Tự nghiên cứu, tự học: 60 tiết
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Dữ liệu đang cập nhật...

9. Ngành áp dụng:

Tất cả các ngành

10. Điều kiện tiên quyết:

STT Mã học phần Tên học phần (VN) Tên học phần (EN) Số tín chỉ
1 ECO501001 Kinh tế vi mô Microeconomics 3
2 ECO501098 Kinh tế vĩ mô Macroeconomics 3

11. Mục tiêu học phần:

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

  • Kinh tế Vĩ mô Ứng dụng được xây dựng trên nền tảng kiến thức nền của môn Kinh tế học Vĩ mô. Như chúng ta đã nghiên cứu trong giai đoạn cơ bản, Kinh tế học Vĩ mô là một môn học nghiên cứu nền kinh tế trên bình diện tổng thể, bao gồm việc mô tả và đo lường các biến số kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội, giá cả và lạm phát, việc làm và tình trạng thất nghiệp, tổng tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ và thuế, cung cầu tiền, lãi suất, thâm hụt/thặng dư thương mại, cán cân thanh toán và tỷ giá... Việc xây dựng các mô hình kinh tế đơn giản sẽ giúp chúng ta giải thích các mối quan hệ giữa các biến số này trong cả ngắn hạn và dài hạn. 
  • Trong phần ứng dụng này, sinh viên sẽ được yêu cầu thực hành các tình huống thực tế, triển khai và thảo luận các bài tập lớn trên lớp. Để làm được điều đó, sinh viên sẽ được yêu cầu thu thập, phân tích và viết báo cáo về các sự kiện cũng như các mối quan hệ của các biến số kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế. Mục tiêu quan trọng nhất vẫn là giúp người học có thể nghe, đọc, hiểu và đưa ra các quan điểm cá nhân trước những thông tin và chính sách kinh tế của một quốc gia cũng như thế giới.
  • Chúng ta sẽ bắt đầu môn học bằng cách nghiên cứu mối quan hệ bốn khu vực cơ bản bao gồm: (1) Sản xuất; (2) Ngân sách; (3) Tiền tệ; và (4) Nước ngoài thông qua tìm hiểu đầy đủ hơn về hạch toán thu nhập quốc dân và cán cân thanh toán. Qua đó, những kết nối nhất quán giữa các mục tiêu, công cụ chính sách và sự liên hệ giữa các chỉ tiêu tổng thể sẽ được thể hiện thông qua tác động của các công cụ chính sách cũng như những thay đổi có tính ngoại sinh. Khu vực sản xuất xem xét việc xác định các chỉ tiêu hạch toán quốc dân, cụ thể là GDP, việc làm, lạm phát, tổng cung tổng cầu...; khu vực ngân sách phân tích chính sách thu chi ngân sách liên quan đến thu, chi, tài trợ và vay nợ của chính phủ; khu vực tiền tệ bàn về những công cụ kiểm soát tiền tệ trực tiếp và gián tiếp với vai trò quan trọng của ngân hàng trung ương; và khu vực nước ngoài sẽ phân tích về các giao dịch hàng hoá và dịch vụ, giao dịch vốn, nợ bên ngoài và các chính sách tỉ giá hối đoái. 
  • Các vấn đề kinh tế vĩ mô ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là sau cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008. Trên bình diện lý thuyết và thực tiễn, người ta không chỉ thấy tầm quan trọng của kinh tế vĩ mô mà còn nảy sinh nhu cầu phải cải cách môn học này một cách toàn điện hơn. Chúng bao gồm các liên hệ mang tính toàn cầu và khu vực chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi hạn hẹp của một nền kinh tế riêng lẻ, và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của các cá nhân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các quá trình chính trị và quan hệ quốc tế.