Mô tả vắn tắt học phần
1. Tên học phần:
2. Ngôn ngữ giảng dạy:
3. Mã học phần:
4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:
5. Trình độ:
6. Số tín chỉ:
7. Phân bổ thời gian:
- Đối với hoạt động trên lớp:
- Lý thuyết
- Làm việc nhóm, thảo luận:
- Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
- Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận
- Tự nghiên cứu, tự học
- Đồ án, Đề án, Dự án
- Thực tập
8. Tính chất học phần:
9. Ngành áp dụng:
Tất cả các ngành
10. Điều kiện tiên quyết:
11. Mục tiêu học phần:
12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Môn học cung cấp cho nghiên cứu sinh cách tư duy về phương pháp và kỹ năng thực hiện nghiên cứu đối với các chủ đề kinh tế, thống kê và tài chính. Kỹ năng thiết kế nghiên cứu chủ yếu mà các nghiên cứu sinh ngành kinh tế cần có là khả năng phát hiện vấn đề và đánh giá cách thức can thiệp để giải quyết vấn đề đó theo hướng đóng góp tri thức mới và giải pháp mới.
Môn học thiết kế nghiên cứu sẽ giúp nghiên cứu sinh nhận dạng, xây dựng và phát triển vấn đề nghiên cứu, thiết kế một khung nghiên cứu để giải quyết vấn đề đó, chuyển vấn đề thành câu hỏi nghiên cứu, dựa vào khung nghiên cứu đã thiết kế dựa trên cơ sở lược khảo các lý thuyết và các nghiên cứu trước nghiên cứu sinh sẽ lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp nhằm tiến hành thu thập và phân tích các bằng chứng định tính và định lượng để trả lời câu hỏi nghiên cứu và cuối cùng là viết báo cáo nghiên cứu.
Môn học này được trình bày chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tình huống. Giảng viên sẽ giới thiệu và gợi mở các tình huống, bài đọc, bài nghiên cứu gắn với một quy trình thiết kế nghiên cứu theo thông lệ quốc tế để nghiên cứu sinh phân tích, đánh giá, bình luận. Thông qua phân tích tình huống nghiên cứu, giảng viên hướng dẫn nghiên cứu sinh nắm bắt các nội dung chính trong từng chủ đề của môn học.
Nghiên cứu sinh sẽ phải căn cứ vào ý tưởng nghiên cứu sẵn có của mình vận dụng vào tất cả các chủ đề của môn học với từng bước trong trình tự nghiên cứu từ phát triển vấn đề nghiên cứu, lược khảo tìm khe hổng nghiên cứu, thiết kế khung nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, thiết kế mẫu thu thập dữ liệu hay lựa chọn nguồn thu thập dữ liệu nghiên cứu theo tiếp cận định tính hay định lượng hay hỗn hợp, tổng hợp thành đề cương nghiên cứu theo hướng hoàn thiện từng bước nhằm tạo ra giá trị gia tăng về chất lượng đề cương nghiên cứu của chính chủ đề nghiên cứu mà nghiên cứu sinh đang theo đuổi.