Mô tả vắn tắt học phần
1. Tên học phần:
2. Ngôn ngữ giảng dạy:
3. Mã học phần:
4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:
5. Trình độ:
6. Số tín chỉ:
7. Phân bổ thời gian:
- Đối với hoạt động trên lớp:
- Lý thuyết: 30 giờ
- Làm việc nhóm, thảo luận:
- Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
- Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận
- Tự nghiên cứu, tự học: 105 giờ
- Đồ án, Đề án, Dự án
- Thực tập
8. Tính chất học phần:
9. Ngành áp dụng:
Tất cả các ngành
10. Điều kiện tiên quyết:
11. Mục tiêu học phần:
12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Quy luật khan hiếm (scarcity principle)[1] – những nhu cầu và mong muốn vô hạn của con người so với nguồn tài nguyên hữu hạn sẵn có của họ – là một trong những tính chất cố hữu của tạo hóa ảnh hưởng đến hành vi của tất cả các cá nhân trong xã hội và là vấn đề nghiên cứu trung tâm của khoa học kinh tế. Trong điều kiện nguồn tài nguyên bị giới hạn, các chủ thể kinh tế phải lựa chọn (hữu thức hoặc vô thức) giữa các phương án hành động khác nhau để phân bổ các nguồn lực (resources allocation), hay nói cách khác là thực hiện đánh đổi (trade-off), hoặc thực hiện một quyết định kinh tế (economic decision). Các nhà kinh tế học giải quyết những vấn đề đánh đổi này dựa trên nguyên tắc chi phí-lợi ích (cost-benefit principle)[2], cụ thể là so sánh chi phí và lợi ích giữa các phương án hành động với nhau, và lựa chọn phương án có lợi ích ròng (net benefit) hay còn gọi là thặng dư kinh tế (economic surplus) – chênh lệch giữa lợi ích thu được và chi phí phải chịu – cao nhất. Các quyết định kinh tế thường hàm ý tính phân bổ liên thời gian (intertemporal allocation), cho nên khái niệm lợi ích ròng phải được hiểu là hiện giá ròng (net present value) của một phương án phân bổ nguồn lực. Môn học ‘thẩm định dự án đầu tư’ (chính xác hơn là thẩm định dự án đầu tư theo quan điểm xã hội) vận dụng các nguyên lý của kinh tế học để xây dựng khung phân tích chi phí và lợi ích của các phương án hành động (hay còn gọi là dự án đầu tư), thông qua đó giúp cho các chủ thể kinh tế có thể nhận diện đúng và đầy đủ các chi phí và lợi ích của các dự án đầu tư để hỗ trợ cho việc ra quyết định một cách duy lý.
Các chủ thể ra quyết định trong nền kinh tế có thể là các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp hay chính phủ. Các cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp phân tích dự án trên quan điểm của từng nhóm lợi ích khác nhau và chính phủ phân tích dự án trên quan điểm lợi ích của cả nền kinh tế. Dựa trên các quan điểm khác nhau của các chủ thể ra quyết định, lợi ích và chi phí của dự án cũng sẽ được ghi nhận khác nhau. Do đó, kết quả phân tích một dự án có thể giống nhau hoặc đối lập nhau theo các quan điểm phân tích khác nhau, cụ thể một dự án được xem là tốt trên quan điểm của một nhóm lợi ích không chắc chắn rằng sẽ được xem là tốt trên quan điểm của cả nền kinh tế và ngược lại.
Nội dung môn học không chỉ giới hạn hạn hẹp phần thẩm định về mặt tài chính (financial appraisal) dự án (hay thẩm định dự án trên quan điểm tư nhân), mà còn mở rộng thẩm định kinh tế (economic appraisal) dự án (hay thẩm định dự án trên quan điểm xã hội). Thẩm định tài chính dự án được sử dụng rộng rãi như một công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho việc ra quyết định trong: (1) Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (quyết định đầu tư hay không đầu tư một dự án), và (2) Các nhà cung cấp tín dụng (quyết định cho vay hay không cho vay một hồ sơ tín dụng); và Thẩm định kinh tế nên được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để hỗ trợ việc ra quyết định cấp phép hay không cấp phép cho một dự án đầu tư (cả dự án công và dự án tư). Với một dự án bất kỳ, thì thông tin từ phần thẩm định tài chính là đầu vào cơ bản cho phần thẩm định kinh tế; vì thế, các khái niệm, nguyên lý và công cụ sử dụng trong thẩm định tài chính là nền tảng tiên quyết giúp học viên có thể nghiên cứu phần thẩm định kinh tế. Ngoài ra, thẩm định dự án chỉ dựa vào những ước lượng (estimates) hợp lý ở hiện tại cho các dòng lợi ích và chi phí cơ hội sẽ phát sinh trong tương lai, mà tương lai thì đâu có gì là chắc chắn. Chính vì vậy, phân tích rủi ro trở thành một cấu thành không thể thiếu trong thẩm định dự án. Ngày nay, các nhà thực hành thẩm định dự án nhất trí sử dụng khái niệm thẩm định dự án tích hợp (integrated project appraisal) thay cho khái niệm thẩm định dự án truyền thống trước đây (nghĩa là thẩm định tài chính cho dự án tư và thẩm định kinh tế cho dự án công).
[1] Hay còn gọi là quy luật “không có buổi trưa miễn phí” (no-free-lunch principle).
[2] Một số tác giả sử dụng thuật ngữ lợi ích-chi phí (benefit-cost), hai cách sử dụng này có ý nghĩa tương đương nhau.