Mô tả vắn tắt học phần
1. Tên học phần:
2. Ngôn ngữ giảng dạy:
3. Mã học phần:
4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:
5. Trình độ:
6. Số tín chỉ:
7. Phân bổ thời gian:
- Đối với hoạt động trên lớp:
- Lý thuyết: 45 giờ
- Làm việc nhóm, thảo luận:
- Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
- Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận
- Tự nghiên cứu, tự học
- Đồ án, Đề án, Dự án
- Thực tập
8. Tính chất học phần:
9. Ngành áp dụng:
Tất cả các ngành
10. Điều kiện tiên quyết:
11. Mục tiêu học phần:
12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Trong một môi trường kinh doanh đầy bất ổn hiện nay, việc tìm kiếm và phân tích các thông tin kinh doanh theo cách hệ thống và liệt kê với tư duy tuyến tính dường như không còn phù hợp. Có quá nhiều các thông tin mà một nhà kinh doanh cần phải thu thập, tính toán và xử lý. Vì vậy, việc sử dụng cách tiếp cận tuyến tính để có thể dự báo các xu thế tương lai sẽ ngày càng trở nên khó khăn. Học phần tư duy thiết kế trong kinh doanh sẽ cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết giúp giải quyết vấn đề này.
Môn học tư duy thiết kế trong kinh doanh sẽ trang bị cho người học cách sử dụng tư duy của một nhà thiết kế trong phân tích là lên ý tưởng kinh doanh. Chìa khóa của tư duy thiết kế là cảm thông với khách hàng và tìm ra nhu cầu chưa được đáp ứng của họ thông qua việc thấu hiểu các niềm tin, giá trị, động lực, hành vi, sự đau khổ, thách thức và mong muốn của khách hàng. Từ đó phát triển các giải pháp kinh doanh sáng tạo. Sáu nguyên tắc của tư duy thiết kế là lấy con người làm trung tâm, làm việc theo đội cộng tác, học thông qua hành động, gắn với thử nghiệm, thấu hiểu mô hình, các mối quan hệ và hệ thống, suy nghĩ và trình bày bằng hình ảnh.
Nội dung môn học sẽ cung cấp và kiến thức và kỹ năng để người học ứng dụng được ba giai đoạn của tư duy thiết kế trong kinh doanh gồm: xác định cảm hứng (Inspiration), phát sinh ý tưởng (Ideation), và triển khai ý tưởng (Implemetation). Các kỹ năng phân tích được áp dụng trong các giai đoạn của tư duy thiết kế sẽ được giới thiệu cho người học thông qua các mô hình SCOPES, STEEP, ma trận phân tích STEEP, ma trận ưu tiên chiến lược, sơ đồ các bên liên quan, cách quan sát khách hàng, cách phỏng vấn khách hàng, xác định các nhu cầu ẩn của khách hàng, mô hình POEMS, mô hình cảm thông, mô hình trải nghiệm của khách hàng,...