Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Tài chính quốc tế (EN)

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Anh

3. Mã học phần:

IF1224

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

KD - Khoa Tài chính

5. Trình độ:

Đại Học

6. Số tín chỉ:

3

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết: + Lý thuyết (Theories): 45 tiết/giờ học (37,5 giờ) -> Hoạt động giảng dạy trên lớp: 30 giờ học (25 giờ) -> Làm việc nhóm, thảo luận (Group works, discussion): 15 giờ học (12,5 giờ)
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận
  • Tự nghiên cứu, tự học: * Hoạt động tự nghiên cứu, tự học (Self-study): 105 giờ học (87,5) -> Tự học: 40 tiết/giờ học (33,33 giờ) -> Tự nghiên cứu: 50 tiết/giờ học (41,67 giờ) -> Thực hiện bài tập cá nhân: 15 tiết/giờ học (12,5 giờ)
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Bắt buộc

9. Ngành áp dụng:

Tài chính – Ngân hàng; Tài chính quốc tế

10. Điều kiện tiên quyết:

Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này

11. Mục tiêu học phần:

Sau khi học xong môn học, sinh viên có thể phân tích được sự vận hành của thị trường tài chính quốc tế và các giao dịch trên thị trường ngoại hối, phân tích được hiện trạng cán cân thanh toán quốc tế và các nhân tố tác động qua đó nhận định được tình hình kinh tế tổng thể của một quốc gia. Bên cạnh đó, người học có thể so sánh, đánh giá được ưu nhược điểm của các cơ chế tỷ giá và phân tích được cơ chế can thiệp của chính phủ lên tỷ giá hối đoái. Người học giải thích và đánh giá được mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô (lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái), qua đó hình thành khả năng phân tích, dự báo xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái. Người học cũng có được năng lực phân tích sự đánh đổi trong lựa chon các mục tiêu vĩ mô của quốc gia và cơ chế hình thành khủng hoảng tài chính.

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Tài chính Quốc tế là môn học liên tục được cập nhật theo nhịp điệu phát triển của thị trường tài chính toàn cầu. Có thể nói nội dung của Tài Chính Quốc Tế khá rộng, bao hàm những xu hướng vận động mang tính toàn cầu của các thị trường, định chế tài chính, các sản phẩm và kỹ thuật tài chính cho đến việc ban hành các chính sách công xuất phát từ nhu cầu điều tiết và quản lý thị trường tài chính của Chính phủ.

Cụ thể, môn học tài chính quốc tế cung cấp cho người học kiến thức để phân tích mối liên hệ giữa ba vấn đề kinh tế vĩ mô quan trọng và có liên quan mật thiết đến nhau trong một nền kinh tế mở đó là tỷ giá, chiều hướng vận động của dòng vốn và khủng hoảng tài chính. Để làm điều đó, một mặt môn học này trang bị cho học viên kiến thức về các lý thuyết kinh điển trong tài chính quốc tế thể hiện mối tương quan giữa các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất và tỷ giá như ngang giá lãi suất, ngang giá sức mua và hiệu ứng Fisher quốc tế. Mặt khác, môn học Tài chính quốc tế còn cung cấp cho người học các kiến thức liên quan đến cán cân thanh toán quốc tế, qua đó giúp người học phân tích được xu hướng vận động của dòng thương mại, dòng vốn quốc tế và ảnh hưởng nó đến sức khỏe của nền kinh tế. Ngoài ra, môn học này cũng cung cấp các kiến thức liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá; sự thực thi các chính sách tỷ giá hối đoái của chính phủ và các mô hình khủng hoảng tài chính xảy ra trong vài thập niên trở lại đây.