Mô tả vắn tắt học phần
1. Tên học phần:
2. Ngôn ngữ giảng dạy:
3. Mã học phần:
4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:
5. Trình độ:
6. Số tín chỉ:
7. Phân bổ thời gian:
- Đối với hoạt động trên lớp:
- Lý thuyết: 11 buổi
- Làm việc nhóm, thảo luận:
- Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
- Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận
- Tự nghiên cứu, tự học
- Đồ án, Đề án, Dự án
- Thực tập
8. Tính chất học phần:
9. Ngành áp dụng:
Tất cả các ngành
10. Điều kiện tiên quyết:
11. Mục tiêu học phần:
12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Quản trị toàn cầu (Global governance) là thuật ngữ liên quan đến những quy tắc trong quản trị nhà nước, được giới thiệu và phổ biến bởi các định chế quốc tế. Bằng việc tham gia vào các định chế đó, các quốc gia phải tuân thủ theo những cam kết về việc thực thi những chuẩn mực liên quan đến quản trị toàn cầu. Quá trình nội luật hóa xảy ra thông qua quy trình cấy ghép pháp luật sao cho pháp luật quốc gia tương thích với chuẩn mực pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, quá trình này có thể diễn ra suôn sẻ ở quốc gia này, nhưng lại có thể gặp vấn đề ở quốc gia khác, tùy thuộc vào các đặc điểm của thể chế và rào cản của lợi ích chính trị cũng như chủ quyền quốc gia.
Học phần này dành riêng cho trình độ sau đại học, tập trung vào các vấn đề sau: a) Khái niệm, đặc điểm và lịch sử của toàn cầu hóa và quản trị toàn cầu, b) Khung pháp lý về quản trị nhà nước trong luật lệ của các định chế quốc tế, c) Nguyên tắc quản trị nhà nước toàn cầu thông qua các khái niệm về minh bạch, giải trình, có sự tham gia, trách nhiệm hay còn gọi là Luật hành chính toàn cầu (global administrative law), d) Nhận diện rào cản của thể chế trong việc hấp thụ những chuẩn mực toàn cầu. e) Nội luật hóa các cam kết quốc tế: những yêu cầu, nguyên tắc và quy trình, f) Trường hợp Việt Nam trong quan hệ với Liên Hợp Quốc và WTO.