Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Kinh tế và các tổ chức thương mại quốc tế

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

M01095

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

KTLQLNN - Khoa Kinh tế

5. Trình độ:

Thạc sĩ

6. Số tín chỉ:

2

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết: 30 giờ
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận
  • Tự nghiên cứu, tự học: 105 giờ
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Dữ liệu đang cập nhật...

9. Ngành áp dụng:

Tất cả các ngành

10. Điều kiện tiên quyết:

Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này

11. Mục tiêu học phần:

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Toàn bộ nội dung khoá học được chia làm 2 phần: Phần thứ nhất nghiên cứu lý thuyết ngoại thương và phần thứ hai nghiên cứu về thể chế thương mại quốc tế.

Phần thứ nhất thảo luận về  quy luật  lợi thế so sánh trong khuôn khổ của mô hình Ricardo nhằm giải thích lý do và cách mà ngoại thương xảy ra giữa các quốc gia. Sau đó, tác động phân phối thu nhập của ngoại thương được chỉ ra thông qua việc mở rộng mô hình Ricardo bằng cách thay đổi một số các giả thiết như sản xuất ra hàng hoá cần nhiều yếu tố sản xuất khác nhau và có yếu tố chuyên biệt cho các loại hàng hoá khác nhau. Mô hình này là cơ sở ban đầu cho việc thảo luận khía cạnh kinh tế chính trị của chính sách ngoại thương sau này. Kế đến, mô hình Heckscher-Ohlin-Samuelson được trình bày nhằm làm rõ vai trò của sự khác biệt nguồn lực đối với ngoại thương. Mô hình này đã đưa ra nhiều kết luận quan trọng về nguyên nhân, chiều hướng cũng như những tác động từ ngoại thương. Trong mô hình này cũng thảo luận về những bằng chứng thực tế và khả năng dự đoán của mô hình. Những phát triển gần đây về mặt lý thuyết liên quan đến lợi thế kinh tế theo quy mô và cấu trúc thị trường cũng sẽ được đề cập trong một mô hình riêng biệt nhằm làm rõ mối quan hệ giữa ngoại thương, tổ chức công nghiệp với cấu trúc thị trường không hoàn hảo.

Phần thứ hai phát triển một khuôn khổ có hệ thống cho việc phân tích các vấn đề về chính sách ngoại thương như thảo luận về hợp nhất kinh tế và tác động kinh tế của khu vực mậu dịch tự do, của liên minh tiền tệ, thảo luận về đàm phán thương mại và WTO, từ những nguyên tắc ứng xử chung, các hiệp định thương mại cho đến nhưng vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp thương mại. Phần này cũng chỉ ra tác động kinh tế của một số công cụ chính sách ngoại thương, thảo luận về khía cạnh chính trị của chính sách ngoại thương cũng như kinh nghiệm về chính sách ngoại thương tại các quốc gia đang phát triển. Chính sách công nghiệp và hoạt động đầu tư trực tiếp cũng được thảo luận trong phần này.