Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Kinh tế môi trường và tài nguyên thiên nhiên

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

M01089

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

KTLQLNN - Khoa Kinh tế

5. Trình độ:

Thạc sĩ

6. Số tín chỉ:

3

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết: 45 giờ
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận
  • Tự nghiên cứu, tự học: 105 giờ
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Dữ liệu đang cập nhật...

9. Ngành áp dụng:

Tất cả các ngành

10. Điều kiện tiên quyết:

Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này

11. Mục tiêu học phần:

"Trên cơ sở môn học kinh tế môi trường, môn học này mở rộng thêm từ các kiến thức căn bản của các học thuyết kinh tế kiểm soát môi trường. Môn học giải thích các hành vi của cá nhân và hãng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ gây nên ô nhiễm và ô nhiễm này liên quan đến phúc lợi xã hội. Thực hiện các phương pháp tối ưu phúc lợi xã hội với các ràng buộc giảm ô nhiễm nhưng nền kinh tế vẫn phát triển. Môn học tập trung vào các loại hình ô nhiễm và chính sách tương ứng cho các loại ô nhiễm đó. Bên cạnh đó, môn học cung cấp các phương pháp phân tích và mô hình hóa vấn đề sử dụng và khai thác các loại tài nguyên. Môn học chia tài nguyên thiên nhiên thành hai loại: tái sinh (rừng, thủy sản…) và không tái sinh (khoáng sản, dầu mỏ, than đá…). Môn học sẽ giới thiệu các mô hình kinh tế học phân tích mức khai thác tối ưu và bền vững hai nhóm tài nguyên này. Thông qua đó, người học sẽ nắm được cách xác định mức khai thác tài nguyên tối ưu, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mức khai thác tối ưu. Những hiểu biết này sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm, cũng như cho việc ra quyết định phù hợp trong quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên."/ "From the basis of environmental economics, natural resources and environmental economics course improves the basic knowledge of economic theory of environmental pollution control. The course explains the behavior of individuals and manufacturers in the process of production and consumption cause pollution and the relationships between pollution and welfare. Learners implement the methods of optimizing social welfare subject to the elimination in pollution and the economic growth. The course focuses on pollution types and their respective policies. In addtion, this course provides methods for analyzing and modeling the use and exploitation of resources. The course divides natural resources into two categories: renewable resources (forest, fishery…) and non-renewable resources (minerals, petroleum, coal...). This course introduces economic models to analyze the optimal and sustainable exploitation of these two groups of resources. Learners can understand how to determine the optimal level of resource exploitation, and the factors affecting the optimal exploitable level. These insights will serve as the basis for empirical research, and for appropriate decision-making in environmental and natural resource management."

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Trên cơ sở môn học kinh tế môi trường, môn học này mở rộng thêm từ các kiến thức căn bản của các học thuyết kinh tế kiểm soát môi trường. Môn học giải thích các hành vi của cá nhân và hãng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ gây nên ô nhiễm và ô nhiễm này liên quan đến phúc lợi xã hội. Thực hiện các phương pháp tối ưu phúc lợi xã hội với các ràng buộc giảm ô nhiễm nhưng nền kinh tế vẫn phát triển. Môn học tập trung vào các loại hình ô nhiễm và chính sách tương ứng cho các loại ô nhiễm đó.
Bên cạnh đó, môn học cung cấp các phương pháp phân tích và mô hình hóa vấn đề sử dụng và khai thác các loại tài nguyên. Môn học chia tài nguyên thiên nhiên thành hai loại: tái sinh (rừng, thủy sản…) và không tái sinh (khoáng sản, dầu mỏ, than đá…). Môn học sẽ giới thiệu các mô hình kinh tế học phân tích mức khai thác tối ưu và bền vững hai nhóm tài nguyên này. Thông qua đó, người học sẽ nắm được cách xác định mức khai thác tài nguyên tối ưu, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mức khai thác tối ưu. Những hiểu biết này sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm, cũng như cho việc ra quyết định phù hợp trong quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên.